Kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng của các nước trên thế giớ i

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro trong biển động giá xăng dầu ở Việt Nam (Trang 48 - 50)

* 12 biện pháp tiết kiệm năng lượng của Thái Lan 7

- Cấm bán xăng dầu từ 21g đến 5g sáng hôm sau ở nội thành.

- Xác định thứ hai là ngày gia đình và ngày tiết kiệm năng lượng nhằm hạn chế

giao thông trên đường phố.

- Khuyến khích dùng ôtô loại nhỏ và đánh thuế nặng các loại ôtô có dung tích máy trên 1.800cc (nếu có thể cấm nhập khẩu các loại xe này).

- Ra chiến dịch giảm tiêu thụ dầu diesel.

- Tắt các bảng hiệu dùng đèn từ 21g, sớm hơn một giờ so với hiện nay.

- Chỉ sử dụng máy điều hòa từ 9g-16g và thực hiện chế độ giờ làm việc so le từ

7g30-15g30 và từ 9g30-17g30 tại các cơ quan chính phủ nhằm giảm tiêu thụđiện. - Yêu cầu các hình thức tiết kiệm điện đối với đồđiện gia dụng bán ra tại Thái Lan. - Kêu gọi các hãng sản xuất ôtô ghi rõ mức tiêu thụ nhiên liệu của máy xe. - Phân hạng các loại taxi ở những trung tâm giải trí và mua sắm.

- Nâng phí đậu xe bằng cách tăng thuế các gara có diện tích lớn hơn 1.600 m2. - Củng cố các qui định giao thông và kiểm soát chặt chẽ các xe thải nhiều khí. - Buộc các hộ gia đình sử dụng trên 400kWh điện mỗi tháng phải đóng tiền điện cao hơn so với mức 2,978 baht/kWh hiện nay.

* Tiết kiệm năng lượng kiểu Nhật 8

Là một quốc đảo hoàn toàn không có nguồn dầu mỏ nhưng Nhật Bản đã hé mở

cho chúng ta một tương lai về việc sử dụng nguồn năng lượng của thế giới, khi sự cạn kiệt của những nguồn tài nguyên dầu mỏ đã tới mức không còn duy trì bền vững và việc sử dụng nhiên liệu thay thế là cách lựa chọn duy nhất.

7 12 biện pháp tiết kiệm năng lượng của Thái Lan (http://vietbao.vn/the-gioi) 8 Tiết kiệm năng lượng kiểu Nhật (http://www.thiennhien.net/news)

Nền kinh tế của nước Nhật vẫn duy trì ở vị trí thứ hai trên thế giới. Những tòa cao ốc và khu mua sắm luôn đổi mới và gắn liền với nhau. Khả năng đổi mới và kỹ thuật thiết kếđã giữ cho Nhật luôn là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực cải tiến vật dụng, chẳng hạn như

sáng chế ra điện thoại di động có bản đồ GPS, đồ chơi sản xuất theo công nghệ cao, nhà vệ

sinh thông minh chạy bằng điện...

Điều gì đã đem lại cho người Nhật khả năng sáng tạo ấy? Một phần chính là do người Nhật đã tìm ra cách sử dụng năng lượng thật tiết kiệm. Dòng xe Hybrid của Toyota và Honda là những ví dụ rõ rệt nhất. Trên thế giới , bốn trong năm nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời lớn nhất là của Nhật, trong đó hãng Sanyo chiếm 24% thị

trường. Cơ quan năng lượng mới và Tổ chức phát triển ứng dụng khoa học công nghệ

(NEDO) hiện đang thử nghiệm những tấm năng lượng mặt trời mỏng, di động, có thể

mang chúng theo để sạc lại pin điện thoại di động khi đang đi trên đường.

Nhà cửa, xe hơi, các dụng cụở Nhật nhỏ hơn rất nhiều so với ở Mỹ, nhưng được thiết kế tốt hơn. Ngay cả xe tải giao hàng cũng không to hơn loại xe cỡ trung bình ở

ngoại ô. Ởđây có một chiến dịch đang được thực hiện, được gọi bằng cái tên “watashi nohashi” ( tạm dịch là “những chiếc đũa của tôi“), khuyến khích người dân tự mang theo đũa vào nhà hàng để giảm việc tiêu phí đũa sau khi dùng.

Giao thông vận tải ở Nhật chiếm khoảng 20 % khí CO2 (lớn thứ 5 trên thế giới) nhưng xăng dầu bịđánh thuế rất nặng, mỗi gallon khoảng 4,5 đôla. Do đó, phương tiện vừa nhanh, rẻ tiền lại sạch sẽ chính là tàu điện ngầm (giá vé chỉ khoảng 1,5 đôla mà thôi ), và thời gian thì chính xác như quân đội vậy.

Nhật có vô số những chiến dịch vận động của Chính phủ nhằm khuyến khích bảo tồn năng lượng. Chẳng hạn như khấu trừ thuế cho các khách hàng mua thiết bị và xe hơi sản xuất từ “công nghệ xanh”, trao danh hiệu “Hãng chạy nhanh nhất” cho những công ty chú ý đến việc bảo vệ môi trường, chiến dịch “Kinh doanh nóng” và “Kinh doanh lạnh” cho phép cởi những bộ vét tông lịch thiệp của các doanh nhân để giữđiều hòa không khí trong văn phòng không lạnh hơn 68 độ F.

Chương 2:

TÍNH KH THI CA VIC NG DNG TH TRƯỜNG QUYN CHN VÀ GIAO SAU TRONG CHIN LƯỢC PHÒNG NGA

RI RO V GIÁ XĂNG DU VIT NAM

Hiện nay, các nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu. Nhưng các công cụ phái sinh này chưa được áp dụng để

phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu ở Việt Nam . Do vậy ở chương này chủ yếu phân tích tính khả thi và những vấn đề có liên quan hướng tới việc ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau đối với mặt hàng xăng dầu ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro trong biển động giá xăng dầu ở Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)