Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp tăng cường và phát huy vai trò của các công ty chứng khoán (Trang 29 - 32)

2.2.1.1 Cơ sở pháp cho hoạt động của thị trường chứng khoán

Cho tới nay, Luật chứng khoán của Việt Nam vẫn chưa được hình thành và vẫn đang được soạn thảo. Cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động của TTCK hiện đang dừng ở mức Nghị định. Đó làø các Nghị định số 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK của Chính phủ ngày 28/11/2003 (thay thế Nghị định

48/1998/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ngày 11/7/1998), Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK…

Ngoài ra, hoạt động của TTCK còn được điều chỉnh bởi các văn bản hướng dẫn khác như:

- Thông tư số 60/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc phát hành trái phiếu ra công chúng,

- Thông tư số 59/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên TTCK tập trung;

- Thông tư số 58/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thành viên và giao dịch chứng khoán;

- Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK;

- Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 3/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ;

- Quyết định số 60/2004/QĐ-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;

- Quyết định 146/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam…

Ngoài cơ sở pháp lý trên đây, hoạt động của TTCK dựa trên nhiều văn bản pháp luật khác như:

- Luật Doanh nghiệp ban hành ngày 12/6/1999;

- Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9/6/2000;

- Luật tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua năm 1997; - Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua năm 2000; - Luật Doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội thông qua năm 2003;

- Nghị định số 01/2000/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/1/2000 về Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ;

- Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (thay thế Nghị định 64 64/2002/NĐ-CP về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước)…

2.2.1.2 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động của các CTCK

Do vai trò và ảnh hưởng sâu rộng của các CTCK trong hệ thống tài chính, các công ty này phải chịu sự quản lý chặt chẽ. Vì vậy, ngoài các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của TTCK Việt Nam, hoạt động của CTCK còn phải tuân thủ Quy chế tổ chức và hoạt động của các CTCK ban hành ngày 17/6/2004 kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính5.

Theo các quy định hiện hành, hiện nay, các CTCK hoạt động dưới hai hình thức pháp lý: công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Các công ty đều phải được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, tuỳ thuộc vào yêu cầu về vốn tối thiểu đối với từng hoạt động. Các loại hình kinh doanh chứng khoán chính mà các CTCK được thực hiện bao gồm: môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư chứng

5 Quy chế này thay thế Quy chế tổ chức và hoạt động của các CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCKNN.

khoán, bảo lãnh phát hành và dịch vụ tư vấn đầu tư. Tổng số vốn điều lệ cần thiết để thực hiện đồng thời cả 5 nghiệp vụ trên đây là 43 tỷ đồng. Đối với CTCK muốn thực hiện loại hình nghiệp vụ là bảo lãnh phát hành bắt buộc phải có giấy phép hoạt động tự doanh. Ngoài ra, các CTCK còn có thể thực hiện các dịch vụ lưu ký chứng khoán và dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các tổ chức nước ngoài muốn tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam theo giấy phép do UBCKNN cấp sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.

Sau khi được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, các CTCK sẽ thực hiện các thủ tục đăng ký để được làm thành viên của TTGDCK. Trong quá trình hoạt động, các CTCK chịu sự quản lý giám sát của UBCKNN, TTGDCK và phải thực hiện chế độ công bố thông tin theo quy định tại Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ Tài Chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp tăng cường và phát huy vai trò của các công ty chứng khoán (Trang 29 - 32)