Nh ững hạn chế khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp phát triển DN nhỏ và vừa ở VN (Trang 44 - 46)

* Tính liên kết còn yếu

Trong hoạt động kinh doanh, liên kết, liên doanh vốn đã là một yêu cầu tự nhiên để tăng năng suất lao động của mỗi DN. Ngày nay, vào WTO, khi phần lớn DN nước ta còn là nhỏ và vừa, thì việc liên kết, liên doanh để bổ sung năng lực, khắc phục yếu kém để tăng năng lực cạnh tranh lại càng cấp bách. Việc liên kết không chỉ giúp DN giảm giá thành, tăng chất lượng hàng hóa, còn có thể giúp cho doanh nghiệp nhận những đơn hàng lớn mà mỗi DN không thểđáp ứng, từđó mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện phát triển DN trong tương lai.

Tuy nhiên, đội ngũ doanh nhân VN đa sốđi lên từ năng lực cá nhân, từ nguồn vốn tự có, do vậy, tính liên kết cộng đồng DN còn yếu đang là trở ngại cho việc nhân thêm sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Qua số liệu khảo sát của 100 DN cho thấy chỉ có 13% số doanh nghiệp cho rằng là đã tham gia hợp tác hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp lớn; trong khi đó có tới 87% số doanh nghiệp là khó tham gia và chưa được tham gia (hình 2.9). Ngoài ra, liên kết giữa các DN hầu hết ở các ngành sản xuất hiện nay (thông qua hiệp hội ngành nghề) là liên kết theo chiều ngang chủ yếu giữa các DN có cùng mặt hàng, hoạt động sản xuất, kinh doanh giống nhau; vô hình chung tự thân tạo nên một sự cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên, khiến tính hợp tác không chặt chẽ, làm giảm sức cạnh tranh của chính ngành nghề.

Hình 2.9: Khả năng liên kết giữa DNNVV với các DN lớn năm 2006 qua 100 DN khảo sát Đã được tham gia 13% Khó được tham gia 12% Không được tham gia 75%

Như vậy, một vấn đề đáng lưu ý là trong khi các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang rất cần tìm kiếm các nhà sản xuất phụ trợ cho họ là các doanh nghiệp Việt Nam, song có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có khả năng trở thành nhà sản xuất phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn, lý do là các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen là nhà sản xuất phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn. Song nguyên nhân chính là do trình độ quản lý sản xuất kém, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng được yêu cầu của người đặt hàng về chất lượng, giá cả và tiến độ giao hàng.

* Doanh nghiệp tự giải quyết các khó khăn là chính

Qua số liệu khảo sát thực tế 100 DN cho thấy có 84,6% doanh nghiệp dân doanh cho rằng doanh nghiệp phải tự giải quyết các khó khăn cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp; 20,8% số doanh nghiệp đã tham khảo ý kiến cấp trên; 14,3% ý kiến cho rằng có sự trợ giúp của chuyên gia, đơn vị tư vấn; 2,2% tham khảo ý kiến từ các trường học và học viện; 13.2% là các hình thức giải quyết khó khăn khác (hình 2.10). Số liệu đã dẫn cho thấy doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn giải pháp “tự giải quyết” để hạn chế các khó khăn của doanh nghiệp; “tham khảo ý kiến từ bên ngoài doanh nghiệp” để giải quyết khó khăn là giải pháp rất ít doanh nghiệp quan tâm. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do thói quen của doanh nghiệp hoặc cũng có thể do dịch vụ tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn trong kinh doanh chưa phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Hình 2.10: Hình thức giải quyết khó khăn theo loại hình DN qua 100 DN khảo sát năm 2006 (%) 75,0 50,0 0,0 25,0 25,0 84,6 20,8 2,2 14,3 13,2 40,0 20,0 40,0 20,0 80,0 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0

Tự giải quyết TK ý kiến cấp trên TK ý kiến trường học

Chuyên gia, đơn vị

tư vấn

Hình thức khác Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp dân doanh Doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Mức độ lựa chọn các giải pháp giải quyết khó khăn của doanh nghiệp không có khác biệt nhiều giữa các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, tham khảo ý kiến của chuyên gia và các tổ chức tư vấn là giải pháp mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài quan tâm nhiều hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, trong khi đó, tham khảo ý kiến cấp trên là giải pháp được doanh nghiệp Nhà nước lựa chọn cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp phát triển DN nhỏ và vừa ở VN (Trang 44 - 46)