Triển vọng của thị trường Nhật Bản đối với gốm mỹ nghệ ViệtNam

Một phần của tài liệu 303820 (Trang 27)

Việc gia nhập WTO đang mở ra triển vọng cho gốm mỹ nghệ Việt Nam tiếp cận và tăng nhanh lượng hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản. Ngành gốm mỹ

nghệ Việt Nam, với thế mạnh sẵn có lại có được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,

đang phát triển nhanh chóng và vươn lên mạnh mẽ tới thị trường các nước, trong đó ngành xác định thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường quan trọng. Những thành quả ban đầu đã khẳng định đúng đắn trong chiến lược. Tuy nhiên, trong thời gian tới, xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và khó khăn.

Những cơ hội:

- Với dung lượng và khả năng tiêu thụ lớn và đa dạng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và khả năng tiếp cận để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá gốm mỹ nghệ vào thị

trường Nhật Bản.

- Do tác động của xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế Nhật Bản, ngành gốm mỹ nghệ của Nhật Bản đang mất dần lợi thế so sánh và xu hướng chuyển dịch lĩnh vực sản xuất ra ngoài nước Nhật Bản- đặc biệt là trong ngành gốm mỹ nghệ - để tận dụng nhân công rẻ, hàng gốm mỹ nghệ nhập khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng mức tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản. Xu hướng tăng mạnh nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản đã và

đang mở ra cơ hội to lớn cho chúng ta.

- Việt Nam là nước có lợi thế to lớn về nguồn nhân lực do dân sốđông, trình

độ văn hoá khá cao và một trong vài nước có giá thành lao động thấp nhất Châu Á. - Ngành gốm mỹ nghệ là ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Đồng thời sự phát triển của ngành gốm mỹ nghệ phù hợp với định hướng chiến lược của

Những thách thức:

- Hệ thống luật pháp Nhật Bản chặt chẽ với những quy định nghiêm ngặt, lại khác rất nhiều so với luật pháp Việt Nam làm các doanh nghiệp xuất khẩu gốm mỹ

nghệ dễ rơi vào những tranh chấp với các công ty khác hay bị chính quyền nước sở

tại xử phạt. Điều này làm cho các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí và công sức để

tìm hiểu và khai thác có hiệu quả.

- Thị trường Nhật Bản có hệ thống phân phối rất phức tạp với sự tham gia của nhiều loại công ty gây khó khăn cho các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam khi muốn thâm nhập.

- Các sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam, ngoại trừ số ít các sản phẩm, chưa

đáp ứng được yêu cầu của người Nhật Bản về chất lượng sản phẩm, về thiết kế mẫu mã và đa dạng hoá sản phẩm.

- Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường lớn trên thế giới, rất nhiều nước lựa chọn thị trường này là thị trường xuất khẩu chính nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Lợi thế đang thuộc về những nước có đầu tư qui mô và hợp lý cho phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, thiết kế thời trang, tiếp thị sản phẩm… đó là bài học của những nước như Trung Quốc, Thái Lan…

1.4 Những bài học kinh nghiệm đểđẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ sang Nhật Bản của các nước láng giềng

1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

- Công nghệ sản xuất: Gốm Trung Quốc chiếm một thị phần khá lớn trên thị

trường thế giới, tại Nhật Bản là hơn 70%. Trung Quốc rất chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm như áp dụng sản xuất bán tự động ở nhiều khâu (lọc đất, tạo hình); khâu chế tác cũng được chuyên môn hoá cao mà đặc biệt là khâu tạo hình sản phẩm mộc, nhà sản xuất đã áp dụng cơ giới hoá để rút ngắn thời gian sản xuất và làm gia tăng tính đồng nhất của bán thành phẩm, trong khi đó những khâu như vẻ hoa văn thì cải tiến phương pháp tác nghiệp sao cho năng suất tăng nhưng vẫn giữđược nét đặc trưng của Trung Hoa; sử dụng hệ

thống lò nung hiện đại, có nhiệt độ bình thường ở 6000o C, cao nhất ở 13000o C. Những khâu quan trọng như nung sản phẩm, hiện nay đa số những nhà sản xuất đều

sử dụng lò nung bằng gaz để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư

nhiều cho khâu sáng tạo mẫu, pha chế nguyên liệu và pha màu.

- Sự hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Trung Quốc khuyến khích ủng hộ việc phát triển sản xuất, đặc biệt đối với các xí nghiệp sản xuất tư nhân có quy mô vừa và nhỏ được thành lập bởi những người có tay nghề và năng động. Chính phủ giành những quỹ tín dụng đặc biệt để khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng sản xuất và

đặc biệt ưu đãi đối với những dự án đổi mới công nghệ hoặc xí nghiệp mới xây dựng những phương pháp công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao. Để tăng khả năng cạnh tranh cho các xí nghiệp sản xuất trong hoạt

động xuất khẩu, Chính phủ hỗ trợ vốn với lãi suất thấp khi các nhà sản xuất có hợp

đồng xuất khẩu đã mở L/C.

- Công tác quảng bá, tiếp thị: Một trong những điều dẫn đến sự thành công của gốm Trung Quốc chính là việc rất chú trọng đến hoạt động marketing ở trong lẫn ngoài nước, quan tâm đến việc xuất khẩu tại chỗ, kết hợp chặt chẽ việc phát triển ngành gốm với việc phát triển thương mại và du lịch. Những nhà xuất khẩu Trung Quốc biết tận dụng tối đa thương hiệu gốm Trung Hoa đã được khẳng định từ lâu đời trên thị trường thế giới để không ngừng thu hút khách hàng, không chỉ quảng bá tại các hội chợ nước ngoài, họ còn tổ chức hàng năm hội chợ Canon hai lần vào tháng 04 và tháng 10 để lôi kéo khách hàng đối với họđồng thời kết hợp phát triển du lịch và thúc đẩy phát triển những mặt hàng khác như ngọc trai, tơ lụa…Đối với những hoạt động quảng bá tại nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất thường tập trung với nhau theo những công ty xuất khẩu lớn có uy tín và năng lực kinh doanh ngoại thương để đại diện cho họ, nhờ đó hình ảnh của họ xuất hiện trên thương trường có

ấn tượng đối với khách hàng đồng thời họ có thể cùng nhau bảo vệ giá bán tránh bị

ép giá hoặc phá giá lẫn nhau.

Ngoài ra gốm Trung Quốc rất chú trọng đến việc kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại nhằm giữđược những nét đặc trưng của gốm Trung Quốc như : màu sắc rực rỡ, hoa văn chủ đạo hình Long – Lân – Quy - Phụng (những biểu tượng may mắn phú quý của Trung Quốc), đường nét cầu kỳ.

1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

- Công nghệ sản xuất: Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu gốm rất mạnh. Tại thị trường Nhật Bản thị phần của gốm Thái Lan chiếm hơn 5%. Người Thái Lan đã tạo ra được rất nhiều sản phẩm độc đáo, mới lạ, chất lượng cao được khách nước ngoài rất ưa chuộng. Trong lĩnh vực sản xuất, Thái Lan đầu tư khá mạnh như máy ép thủy lực để ép và dập các loại chậu, lò nung bằng gaz… giúp hạn chế tối

đa các loại phế phẩm, nâng cao năng suất. Đặc biệt vùng sản xuất Lampang đã trở

thành một vùng sản xuất các loại gốm cao cấp như sứ cách nhiệt, sứ chịu nhiệt cao dùng trong các lò nung, gốm trang trí… nhờ họ đã áp dụng những công nghệ sản xuất tựđộng hoá cao từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu nung thành phẩm, Thái Lan cũng đã chuyên môn hoá cao ngành chế biến đất kaolin để cung cấp nguyên liệu thô có chất lượng cao, ổn định…cho các nhà sản xuất, nhờđó họ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ (nhờ hạ thấp tỷ lệ phế phẩm) có thể cạnh tranh với hàng gốm Trung Quốc.

- Công tác quảng bá, tiếp thị: nghệ thuật marketing của người Thái Lan rất cao. Những người bán hàng gốm với nụ cười luôn nở trên môi, am tường về sản phẩm, lịch sự, nhiệt tình, tận tụy và biết chiều lòng khách đã góp phần tạo nên hình ảnh đẹp về gốm Thái Lan trong lòng du khách. Hơn thế nữa, ở mỗi điểm du lịch ngoài các sản phẩm cao cấp các sản phẩm gốm đơn giản, rẻ tiền, những ly, bát, đĩa nhưng nhờ

biết kết hợp khéo léo với du lịch và ngành nhiếp ảnh mà mỗi năm những sản phẩm gốm đơn giản này cũng mang về cho Thái Lan hàng chục triệu USD.

Các doanh nghiệp Thái Lan thường tham gia các hội chợ thương mại quốc tế lớn tại Hoa Kỳ và Châu Âu theo tổ chức của Hiệp hội nghề hoặc Uỷ ban phát triển thương mại Thái Lan, các cơ quan này tổ chức các hội chợ hàng năm tại các vùng sản xuất để các nhà sản xuất địa phương triển lãm và bán sản phẩm của mình cho cư

dân và khách tham quan đến theo các tour du lịch..

- Sự hỗ trợ của Chính phủ và hiệp hội nghề gốm: Một trong những đóng góp vào sự thành công của ngành gốm Thái Lan chính là sự hoạt động rất mạnh và thực sự là người đóng vai trò tập hợp lực lượng để xuất khẩu gốm. Hiệp hội Gốm Thái Lan không chỉ quan tâm tới hoạt động marketing, tài chính, mà còn rất quan tâm đến

vấn đề mẫu mã, công nghệ, chất lượng sản phẩm. Hiệp hội có Viện nghiên cứu phát triển gốm, đóng góp rất lớn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ Thái Lan. Hiệp hội gốm Thái Lan đã xây dựng được Trung tâm phát triển gốm có trang bị hiện đại để

chuyên nghiên cứu nâng cao chất lượng, hạ giá thành qua việc hạ tỷ lệ phế phẩm và tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới.

1.4.3 Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia là một trong những nước có truyền thống sản xuất và xuất khẩu gốm từ

lâu đời, hiện nay thị phần của gốm Malaysia tại Nhật Bản là trên dưới 2%.

- Công nghệ sản xuất: trình độ cơ giới hoá đã được áp dụng rất cao trong công nghệ sản xuất gốm mỹ nghệ của Malaysia. Đa số các khâu như chế biến đất và tạo hình đều được thực hiện bởi máy móc, những dàn máy ép chậu bằng hệ thống thuỷ

lực cho phép họ sản xuất ra sản phẩm chậu hoa rất nhanh, độ đồng đều cao và tiết kiệm nhân lực. Khâu nung sản phẩm được cải tiến bằng loại lò đốt dầu có buồng đốt lớn và có thể di chuyển liên tục nhờ đó có thể tiết kiệm năng lượng và thời gian nung.

- Công tác quảng bá sản phẩm: Các nhà sản xuất và xuất khẩu gốm Malaysia đã tạo được thế mạnh cạnh tranh của mình qua việc đáp ứng các đơn hàng lớn nhờ năng lực sản xuất cao. Tuy nhiên, tính đoàn kết tương hỗ giữa các nhà xuất khẩu Malaysia trong hoạt động ngoại thương còn thấp, dẫn đến những phản ứng chậm chạp khi khuynh hướng thị trường thay đổi từ những đơn hàng lớn, đơn giản sang những đơn hàng vừa và nhỏ nhưng yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm cao.

1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Nghiên cứu những kinh nghiệm thành công của những nước xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản trong khu vực và trên thế giới giúp ta đúc kết được những bài học có giá trị giúp ích cho các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam trong quá trình thâm nhập vào thị trường Nhật Bản tốt hơn:

- Đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến mẫu mã thường xuyên: liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm gốm mỹ nghệ mới phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng người Nhật. Đây là kinh nghiệm mà Trung Quốc đã áp dụng rất thành công.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm gốm mỹ nghệ: bằng cách hoàn thiện quy trình chuyên môn hoá xử lý đất nguyên liệu có chất lượng đồng nhất, ổn định và đa dạng

đáp ứng được các yêu cầu của nhà sản xuất. Đất nguyên liệu được dự trữ với khối lượng lớn giúp cho toàn bộ quy trình sản xuất ổn định, giảm bớt chi phí ẩn do phải sản xuất thử hoặc sản phẩm hỏng. Đây là bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

- Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh thị trường: thị trường Nhật Bản là thị trường rộng lớn và rất đa dạng với nhiều phân khúc thị trường, từ sản phẩm cao cấp giá cao đến các sản phẩm thấp giá rẻ. Thêm nữa, những người tiêu dùng Nhật Bản có tính thực dụng, giá hàng rẻ vẫn luôn là một yếu tố được người Nhật quan tâm. Đây là bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Thái Lan… Đặc biệt là Trung Quốc, nước rất thành công trong chiến lược này.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng công nghiệp: nhằm hợp lý hoá quá trình sản xuất và áp dụng cơ giới hoá ở một số công đoạn như tạo hình, sấy khô bán phẩm, phủ men… nhờ đó có thể tăng năng suất lao động nhưng vẫn giữ được tính thủ công đặc trưng của sản phẩm. Đây là bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Malaysia…

- Tận dụng kiều bào đang sinh sống ở Nhật Bản như là cầu nối để đưa sản phẩm gốm mỹ nghệ đến với người tiêu dùng bản xứ: đó là kinh nghiệm thành công của nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philipines…

- Kiến nghị nhằm xây dựng chính sách hỗ trợ hữu hiệu của Chính Phủ: bằng các công cụđòn bẩy tài chính, các hội chợ thương mại nhằm thu hút khách hàng. Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đủ sức thực hiện các đơn hàng lớn của Nhật Bản. Đây là bài học kinh nghiệm mà Trung Quốc và Thái Lan áp dụng rất thành công.

KT LUN CHƯƠNG 1

Thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản là một trong những thị trường trọng

điểm của gốm mỹ nghệ Việt Nam. Hơn thế nữa, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường có sức mua cao nên việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản không những giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam với tiềm năng và lợi thế của mình hoàn toàn có khả năng thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường này. Cùng với sự

phát triển trong quan hệ kinh tế quốc tế với Nhật Bản và sự chuyển dịch của nền công nghiệp gốm mỹ nghệ sang các nước đang phát triển, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ sang thị trường này là một chiến lược đúng đắn và cần thiết.

Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường rất hấp dẫn do có sức tiêu thụ tương đối lớn, thị hiếu tiêu dùng đa dạng nhưng lại có rất nhiều những rào cản và khó khăn như mức độ cạnh tranh cao, hệ thống phân phối chặc chẽ. Do đó, các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc tìm hiểu tập quán thương mại, phương cách kinh doanh của người Nhật và các luật lệ, quy định của luật pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ

CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.1 Khái quát về gốm mỹ nghệ Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu đôi nét vế gốm sứ

Đồ gốm xuất hiện trên thế giới cách đây khoảng một vạn năm. Thời điểm xuất hiện đồ gốm ở mỗi dân tộc có thể sớm muộn khác nhau nhưng việc phát minh ra đồ

gốm là công trình lao động sáng tạo của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Trung Quốc là nước xuất hiện đồ gốm sớm nhất ở Châu Á; từ thời nhà Thương (1766 – 1123 TCN). Tiếp đó là Ai Cập, Irắc đã làm được đồ sứ từ thời Fatimites (640- 1171). Ở

Mexico người ta đã tìm được những hiện vật gốm từ thời nền văn minh Maya. Ở

Một phần của tài liệu 303820 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)