Đặc điểm cây cao su Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về nghiên cứu phát triển công tác XK cao su của tập đoàn Công Nghiệp cao su Việt Nam đến năm 2015 (Trang 35 - 36)

1 2 3 Malaysia:

2.1.2.1 Đặc điểm cây cao su Việt Nam

 Đặc điểm sinh vật học:

Thơng thường cây cao su cĩ chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ

vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khơ hạn. Cây cĩ vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang cĩ 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, cĩ hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.

 Đặc điểm sinh thái học:

Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, cĩ nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng khơng chịu được sự úng nước và giĩ. Cây cao su cĩ thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Tại Việt Nam, cây thích hợp với đất

đỏ sẫm ở vùng Đơng Nam Bộ. Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi cĩ thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm.

 Kỹ thuật khai thác mủ:

Việc cạo mủ rất quan trọng, ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây cĩ thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350 cm, vết cạo khơng sâu quá 1,5 cm và khơng được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây khơng thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đơng lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về nghiên cứu phát triển công tác XK cao su của tập đoàn Công Nghiệp cao su Việt Nam đến năm 2015 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)