Hoμn thiện hệ thống thị tr−ờng nông nghiệp:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách hộp xanh lá cây để hỗ trợ Nông nghiệp VN phát triển giai đoạn 2007-2010 (Trang 65 - 68)

Hệ thống thị tr−ờng nông nghiệp bao gồm: Thị tr−ờng tiêu thụ, thị tr−ờng lao động vμ thị tr−ờng đầu t−. Thị tr−ờng nông nghiệp có tác dụng giúp tăng c−ờng các mối liên kết, phối hợp với nông nghiệp nh−: các hợp tác xã sản xuất, các tổ hợp nông nghiệp- công nghiệp, các liên minh 3 nhμ, 4 nhμ. Nhờ các mối quan hệ liên kết, phối hợp nμy, nó không chỉ giúp giảm giá thμnh sản phẩm của các hμng hoá, mμ còn tạo ra một nền tảng có tổ chức để thực thi các chính sách của chính phủ trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Đồng thời nó vừa có thể lμm cầu nối giữa các nhu cầu của nông dân với chính phủ vμ các đối t−ợng khác, vừa có thể giúp phổ biến nhanh, mạnh các công nghệ mới, các dịch vụ kỹ thuật, các sản phẩm nông nghiệp vừa có chất l−ợng cao vừa đ−ợc giá vμ tránh các điều kiện bất lợi.

Do vậy, chính phủ cần có sự tham gia quản lý, hoμn thiện hoạt động của hệ thống thị tr−ờng về nông nghiệp nh−: thông tin phản hồi, hỗ trợ tμi chính, giảm các rủi ro hoạt động, cơ chế xử lý tranh chấp hiệu quả.

Ch−ơng 5: giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ hộp xanh lá cây để phát triển

nông nghiệp Phú Yên giai đoạn 2007-2010. 5.1 Vμi nét sơ l−ợc về tỉnh Phú Yên

Phú Yên lμ tỉnh có địa hình đa dạng, t−ơng đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của Phú Yên lμ s−ờn đông của dãy Tr−ờng Sơn, địa hình núi thấp vμ đồi, độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh. Kế đó, lμ vùng bán sơn địa t−ơng đối bằng phẳng chạy dọc theo các sông lớn, có nhiều đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, phát triển cây công nghiệp. Phía đông lμ dạng đồi xen kẽ đồng bằng, thỉnh thoảng có núi chạy ra sát biển, chia cắt đồng bằng ven biển thμnh những đồng bằng nhỏ. Toμn bộ diện tích đồng bằng ven biển khoảng 60.000 ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích tự nhiên toμn tỉnh. Đây lμ một trong những lợi thế của tỉnh so với các tỉnh khác trong vùng duyên hải miền Trung về phát triển sản xuất l−ơng thực, đặc biệt lμ vùng chuyên canh lúa tập trung lớn nhất các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích 25.282 ha. Khu vực ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, đảo nhỏ ven bờ thuận lợi cho phát triển vμ nuôi trồng thuỷ sản.

Phú Yên cũng có những hạn chế do hệ thống sông ngắn, dốc lớn, l−u vực sông rộng, l−ợng n−ớc chứa trên sông ít, chủ yếu tập trung ở hạ l−u các con sông gây nên lũ lụt. Lμ vùng chịu ảnh h−ởng lớn của các cơn bão vμ áp thấp nhiệt đới, gây cản trở phát triển sản xuất, ng−ợc lại vμo mùa khô th−ờng bị hạn hán. Ngoμi ra, với độ dốc lớn, đất đai ở Phú Yên rất dễ bạc mμu do sói mòn đất.

Năm 2005, Phú Yên có 861.110 ng−ời, trong đó dân số nông thôn chiếm 79,9% (Niên giám thống kê Phú Yên, 2005). Tỷ lệ lao động qua đμo tạo chiếm 22,9% trong tổng số lao động, trong đó, lao động qua đμo tạo ở các tr−ờng trung học chuyên nghiệp-cao đẳng-đại học chiếm 8,95%, công nhân kỹ thuật 4,7% vμ 9,2% lao động đ−ợc đμo tạo sơ cấp, chứng chỉ nghề, lao động

phổ thông chiếm 77,1% (Thống kê của Sở Lao động -Th−ơng binh-Xã hội, Châu Vân Anh, 2005). Mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đμo tạo của Tỉnh có cao hơn mức bình quân chung của cả n−ớc, tuy nhiên nh− vậy vẫn còn quá thấp, vμ ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu phát triển của địa ph−ơng.

Phú Yên lμ một tỉnh nghèo đang trên đ−ờng phát triển. Điều nμy thể hiện qua tốc độ tăng tr−ởng GDP bình quân giai đoạn 2000-2005 lμ

10,2%/năm. Năm 2005: GDP tỉnh Phú Yên đạt 2.579,6 tỷ đồng (theo giá năm 1994) chiếm 0,65% GDP của cả n−ớc; Trong cơ cấu GDP của tỉnh thì GDP nông nghiệp chiếm tới 29,4%, cao hơn 1,5 lần tỷ trọng nμy của cả n−ớc. Thu nhập bình quân đầu ng−ời đạt 6,04 triệu đồng, bằng 59% GDP bình quân đầu ng−ời của cả n−ớc. Kim ngạch xuất khẩu đạt 57 triệu USD, chiếm 0,17% kim ngạch xuất khẩu của cả n−ớc. Thu ngân sách trên địa bμn 501 tỷ đồng, chiếm 0,35% tổng thu ngân sách của cả n−ớc. Tỷ lệ nghèo nói chung (bao gồm nghèo phi l−ơng thực, thực phẩm) theo tiêu chí mới của Tổng cục thống kê chiếm 24,6% tổng số dân của Tỉnh (Niên Giám Thống Kê Phú Yên, 2005).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách hộp xanh lá cây để hỗ trợ Nông nghiệp VN phát triển giai đoạn 2007-2010 (Trang 65 - 68)