4 Tây Ban Nha 3.000 (giảm 12.000tấn) 5Anh37.000 (giảm 5.000tấn)
3.1. Bài học từ kinh nghiệm phát triển ngành cà phê của Braxin.
Braxin là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay. Trước đây, cà phê chiếm tới 80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhưng hiện nay chỉ còn là 20% do giá trị xuất khẩu của các ngành khác tăng mạnh. Mặc dù vị trí của ngành cà phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu, nhưng Braxin vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lượng tương đối ổn định. Việt Nam tuy là nước lớn thứ 2 về sản lượng cà phê xuất khẩu sau Braxin, nhưng khoảng cách của nước ta với Braxin lại quá xa, trong khi đó với các nước xếp thứ hạng sau thì khoảng cách
này lại rất nhỏ và có thể bị vượt lên bất cứ lúc nào. Lấy ví dụ minh họa về khoảng cách này giữa 3 nước đứng đầu trong top các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới ta thấy rất rõ:
Quốc gia Niên vụ 2002 2003 2004 2005
Brasil (R/A) T.4-T.3 48.480 28.820 39.272 32.944
Việt Nam (R/A) T.10-T.9 11.555 15.230 13.844 11.000
Colombia (A) T.10-T.9 11.889 11.197 11.405 11.550
Trong bảng trên ta có thể thấy có những niên vụ sản lượng cà phê xuất khẩu của Colombia đã vượt Việt Nam như niên vụ 2002 và 2005. Đồng thời để vượt được Braxin vươn lên vị trí đứng đầu đối với Việt Nam là một điều vô cùng khó khăn. Vậy làm thế nào để ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững và phát huy được tối đa thế mạnh đang là vấn đề đặt ra đối với các cấp lãnh đạo cũng như bản thân các doanh nghiệp tham gia vào họat động này. Với cương vị là một nước đi sau chúng ta có thể học được những bài học quý báu từ quốc gia Braxin và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách linh hoạt vào hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.
Những biện pháp mà Braxin đã áp dụng để thúc đấy phát triển ngành cà phê một cách có hiệu quả đó là:
Thứ nhất, Braxin có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, để đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê chính xác, được công bố qua Hội thảo triển vọng thị trường được tổ chức hàng năm tại Braxin. Hoạt động này là vô cùng quan trọng nhằm phục vụ các quyết định chính sách, sản xuất và đầu tư cho các tác nhân.
Học tập kinh nghiệm này, đầu năm 2007, Viện Chính sách và Chiến lược PT NN-NT cũng đã tổ chức thành công hội thảo triển vọng thị trường cho ngành cà phê lần đầu tiên ở Việt Nam.
Thứ hai, Braxin có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt do Chính phủ đầu tư toàn bộ. Hệ thống này nghiên chuyên nghiên cứu để tìm ra những loại giống tốt và đồng bộ, quy trình, kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Nhờ vậy mà mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam nhưng sản lượng và chất lượng thì vượt xa nước ta. Để phát triển ngành cà phê bền vững lâu dài thì Việt Nam nên mạnh dạn đầu từ cho hoạt động này và đồng bộ hóa tiêu chuẩn về cà phê xuất khẩu.
Thứ ba, Braxin đã triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Nhờ họat động này mà sản lượng cà phê sản xuất ra không chỉ đứng đầu thế giới về xuất khẩu mà lượng tiêu thụ nội địa của cà phê Braxin cũng đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Với lượng tiêu thụ trong nước chiếm gần 50% sản lượng sản xuất ra đã giúp giảm bớt sự phụ thuộc và thị trường bất ổn trên thế giới, Braxin luôn giữ vững vị thế của mình trong mặt hàng này. Đây là một kinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam nên học tập ngay bởi hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đang phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.
Thứ tư, Braxin có sự phân công công việc rất rõ ràng, cụ thể trong toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm để xuất khẩu, điều này vừa giúp nâng cao chất lượng cà phê đồng thời tạo ra sự thuận lợi, thông suốt trong từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu sản phẩm.
Ngành cà phê của Braxin có 4 nhóm tổ chức chính:
Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã)
Tổ chức của các nhà rang xay
Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hòa tan
Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm người khác nhau, tham gia vào quá trình: (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Braxin có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch.
Việc thực hiện được như Braxin đối với Việt Nam không phải là dễ và có thể thực hiện trong một thời gian ngắn, song đây là điều mà các nhà hoạch định chính sách nên hướng tới.
Thứ năm, Braxin xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Hợp tác xã có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê và buôn bán trực tiếp. Mỗi vụ các chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giải quyết khó khăn khi cần thiết. Họat động này ở Việt Nam chưa có, các cơ sở sản xuất cà phê ở Việt Nam còn khó đơn lẻ, manh mún, không có tiêu chuẩn đồng bộ dẫn đến tình trạng chất lượng kém và không đồng đều của cà phê xuất khẩu. Đây cũng là bài học mà Việt Nam nên áp dụng, chúng ta có thể không rập khuôn lại của Braxin mà nên tập trung các cơ sở sản xuất này lại, lập ra ban kiểm tra, kiểm định và những tiêu chuẩn chung trong toàn bộ quá trình sản xuất cà phê xuất khẩu của nước ta.
Ngoài ra, Braxin còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ (Embrapa – điều phối của nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức
phi chính phủ...Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Braxin còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Braxin cho các tác nhân khác nhau.
Điều phối toàn bộ hoạt hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC), có văn phòng thường trực (Cục cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệp Braxin. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngành hàng, đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng như các chương trình khác như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi trường...
Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu, thị trường cà phê của Braxin cho thấy Việt Nam cần sớm thành lập Ban điều phối hoạt động trong ngành cà phê.