0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Giải pháp về đổi mới cơng nghệ

Một phần của tài liệu 303821 (Trang 78 -81 )

Như chúng ta đã biết, Hoa Kỳ là một thị trường cĩ tính cạnh tranh rất quyết liệt nên để cĩ thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường này thì một trong những yếu tố quan trọng là sản phẩm gốm mỹ nghệ của chúng ta phải cĩ chất lượng tốt và giá thành chấp nhận được. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ thì chúng ta phải đổi mới cơng nghệ từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến đầu ra. Những giải pháp về đầu tư đổi mới cơng nghệ như sau:

Nguyên vật liệu:

Đây là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất vì nĩ quyết định chất lượng đầu ra của sản phẩm. Do đĩ, chúng ta cần phải tích cực đầu tư cơng nghệ hiện đại thì mới hy vọng chất lượng sản phẩm được nâng cao và hạ giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm. Một số giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên như sau:

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu, tổ chức khai thác, chế biến đất tập trung nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đồng nhất, ổn định. Ngồi ra, phải cĩ biện pháp dài hạn đối với việc quy hoạch trong phát

triển nguồn nguyên liệu để khắc phục tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Mạnh dạn chế tạo các dây chuyền cơng nghệ chế biến đất tiên tiến và đầu tư xây dựng các nhà máy chuyên xử lý chế biến đất cung cấp cho các vùng sản xuất gốm. Các nhà máy này cĩ các thiết bị phân tích, kiểm tra giúp ổn định chất lượng nguyên liệu đất sẽ làm giảm bớt tỷ lệ hao hụt do nung bằng đất xấu.

- Quy hoạch một số vùng giàu tài nguyên cao lanh, đất sét, đầu tư cơng nghệ cho việc khai thác, việc chuyên mơn hố trong cơng tác khai thác, xử lý nguyên liệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp cĩ được nguồn nguyên liệu chất lượng cao và giá thành thấp hơn hiện nay.

- Đầu tư vào việc nghiên cứu sản xuất các loại men trong nước cĩ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất gốm. Hiện nay, khoảng 80% men màu phải nhập khẩu từ nước ngồi, trong khi thị trường men màu của Việt Nam lại bị ế ẩm vì chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.

- Cung cấp nhiên liệu tập trung và tốt nhất là tổ chức khâu nung thành phẩm tập trung giúp giảm bớt chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Quản lý chất lượng:

- Chất lượng phải được kiểm sốt, quản lý theo quy trình từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho tới khi sản phẩm được vận chuyển sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Việc quản lý chất lượng theo quy trình khơng những nâng cao được chất lượng sản phẩm mà cịn giảm hao phí nguyên liệu do làm sai, hỏng gây nên, từ đĩ làm giảm giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo được uy tín trên thị trường.

- Khởi điểm của quy trình quản lý chất lượng là mong muốn của khách hàng và kết thức là sự thỏa mãn của khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ Việt Nam cần phấn đấu đạt tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác để tạo lịng tin nơi khách hàng và tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xuất khẩu hàng hố vào thị trường Hoa Kỳ.

- Cần kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi đĩng gĩi, đảm bảo chất lượng sản phẩm như đã thoả thuận với khách hàng nhằm tạo uy tín tốt để duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng.

Đầu tư đổi mới trang thiết bị và nâng cấp cơ sở hạ tầng:

- Tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển cơng nghệ, hiện đại hĩa trang thiết bị. Hiện nay, các doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất gốm chỉ mới đầu tư cho chi phí này khoảng 0,25% trên tổng thu nhập, thấp hơn các doanh nghiệp các nước trong cùng khu vực từ 20 – 25 lần.

- Học hỏi từ kinh nghiệm sản xuất của các nước trong khu vực, chúng ta nên thực hiện cơ giới hĩa một số khâu trong quá trình sản xuất thay cho những hình thức thủ cơng lạc hậu. Với điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam cĩ thể trang bị một số máy mĩc, thiết bị để hỗ trợ cho quá trình sản xuất như: Hệ thống bơm cao áp và máy trộn đất để tạo ra nguyên liệu đạt chất lượng tốt; Bàn xoay ca lip; Máy dập, ép chậu cho khâu tạo hình nhằm nâng cao năng suất; Bàn tạo hình cĩ trang bị máng thu hồi đất dư; Thiết bị phun men, phủ men; Hệ thống kệ phơi sản phẩm nhiều tầng…Với những thiết bị này sẽ giúp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam xuống ngang bằng với sản phẩm gốm mỹ nghệ của các nước trong khu vực.

- Đầu tư xây dựng buồng sấy tận dụng nhiệt lượng của lị nung: Hiện nay, các cơ sở sản xuất đều sấy khơ sản phẩm bằng cách phơi tự nhiên ngồi trời hoặc xếp bán phẩm trên nĩc lị nung khi đang nung… phương pháp này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khơng an tồn cho bán phẩm và người lao động. Các cơ sở cần đầu tư xây cần đầu tư xây dựng các buồng sấy sản phẩm bên cạnh các lị nung bằng gas và lắp đặt hệ thống quạt hút hơi nĩng từ lị nung để thổi vào các buồng sấy làm khơ sản phẩm một cách nhanh chĩng và an tồn, buồng sấy cần thiết kế vách cĩ thể mở ra bốn bên hoặc cửa xếp bằng bạt che để dễ dàng xếp sản phẩm vào cũng như lấy ra. Lợi ích của buồng sấy rõ ràng sẽ cĩ lợi rất nhiều giúp quy trình sản xuất khơng bị chậm lại trong những tháng mùa mưa và giảm tỷ lệ hư hỏng, bể vỡ do bán phẩm khơng bị di chuyển nhiều.

- Nên hợp lý hố quá trình sản xuất, thực hiện chuyên mơn hố một số khâu như khâu lọc đất, khâu tạo hình, khâu khắc, chấm men… nhờ đĩ sẽ nâng cao được chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất những những lơ hàng lớn cĩ chất lượng ổn định đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cụ thể là ta sẽ thực hiện khâu lọc đất và tạo hình tập trung, sau đĩ giao lại cho các cơ sở sản xuất nhỏ để thực hiện khâu khắc, chấm men rồi giao lại cho các cơng ty “hạt nhân” để nung và hồn tất sản phẩm. Cách làm này sẽ giúp giảm chi phí rất nhiều, đặc biệt là chi phí lị nung và làm khuơn, tạo ra những sản phẩm cĩ chất lượng đồng nhất và giúp các cơ sở nhỏ yên tâm về việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Cần mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đầu tư bê tơng hố tồn bộ nền nhà xưởng và lợp mái che cho tất cả các khâu sản xuất, đặc biệt là khâu tạo hình. Với sự đầu tư này trước hết giúp cho các cơ sở sản xuất cĩ thể bố trí lại dây chuyền sản xuất của mình một cách hợp lý nhất, hạn chế được việc bể vỡ bán thành phẩm do di chuyển nhiều lần. Bên cạnh đĩ, mặt bằng sản xuất được trải bê tơng bằng phẳng cịn giúp việc sử dụng các thiết bị cơ giới nâng hạ hay vận chuyển trong xưởng thuận tiện và nhờ đĩ giảm bớt thời gian chờ đợi hoặc sắp xếp bán thành phẩm. Ngồi ra, các cơ sở sản xuất cần trang bị hệ thống các loại kệ chứa đựng sản phẩm nhiều tầng, khoảng cách giữa các tầng cĩ thể thay đổi cho phù hợp với chiều cao của nhiều loại sản phẩm đang sản xuất, các loại kệ này cĩ gắn bánh xe phía dưới để cĩ thể di chuyển dễ dàng trên nền nhà xưởng. Với các loại kệ được thiết kế như trên, cơ sở sản xuất cĩ thể đạt được những lợi ích như sau: tận dụng tối đa diện tích mặt bằng sản xuất để chứa bán thành phẩm cũng như thành phẩm vì tận dụng khơng gian theo chiều thẳng đứng; tiện lợi, nhanh chĩng và an tồn tuyệt đối cho bán phẩm dễ vỡ khi di chuyển; giúp cho việc lưu trữ, kiểm sốt số lượng, chủng loại hàng bán phẩm một cách chính xác.

Một phần của tài liệu 303821 (Trang 78 -81 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×