Tình hình các doanh nghiệp FDI mua hàng từn ội địa:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu Công nghiệp TP HCM đến năn 2020 (Trang 44 - 45)

Cho tới nay HEPZA đã xúc tiến được nhiều mối liên kết chặt chẽ giữa trong và ngoài KCX, đặc biệt với nhóm hàng nông sản. Cụ thể công ty giống cây trồng Tp. Hồ Chí Minh đã cung cấp 1.185 tấn cà tím cho công ty Hatchando (KCX Tân Thuận), đạt doanh thu gần 7 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 400 công nhân. Ngoài ra, công ty Hatchando cũng đang triển khai gieo trồng và xây dựng vườn ươm cây ở huyện Củ Chi và đang xem xét mở rộng sản xuất ở Gò Dầu, Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh. Các công ty Tanaka và Asuzac có mối liên hệ chặt chẽ với các hộ nông dân ở Đà Lạt để trồng hành hương, bí rợ Nhật và khoai mỡ trắng ở Long An. Diện tích gieo trồng các mặt hàng nông sản này ngày càng được mở rộng.

Nhìn chung, doanh nghiệp FDI vẫn chưa mua nguyên liệu sản xuất chính ở thị trường nội địa do phần lớn được cung ứng từ công ty mẹ, nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài được miễn thuế, bảo đảm chất lượng cho sản phẩm… và có nhiều lợi thế hơn so với khi mua tại thị trường Việt Nam. Như vậy, phải chăng chúng ta đã bỏ qua một thị trường không nhỏ mà thành phố có thể xuất khẩu trong tầm tay, đó là các KCX-KCN? Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa các nguyên liệu cung ứng cho các KCX-KCN còn thấp (chỉ chiếm khoảng 15%) vì vậy chưa phản ánh được khả năng thực sự của thành phố. Một chuyên gia ước tính nếu nâng tỷ lệ nội địa hóa lên khoảng 50% mỗi năm, Tp. HCM đã có

45

thể xuất khẩu tại chỗ lên đến 500 triệu USD mà không cần đi đâu xa. Rõ ràng, đây là một thị trường vừa gần, vừa thuận lợi và khá ổn định nhưng thành phố chưa tận dụng và khai thác được. Các nguyên nhân chủ yếu gây cản trở cho hoạt động này như sau:

+ Chất lượng hàng hóa không ổn định, không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.

+ Giá cả không có tính cạnh tranh, thủ tục mua bán còn nhiêu kê và không hợp lý. + Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các doanh nghiệp KCX và đặc biệt là vấn đề hoàn thuế cho các doanh nghiệp nội địa khi các doanh nghiệp này bán hàng vào KCX, còn gây nhiều phiền hà, thậm chí một số doanh nghiệp KCX phải chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp nội địa khi nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất tại KCX. Theo quy định số 34/1999/TT-BTC thì hàng hóa từ nội địa bán vào KCX chịu thuế GTGT bằng 0% đối với các doanh nghiệp trong KCX nhưng phải mở tờ khai hải quan để chứng minh là hàng thực tế đã xuất khẩu. Điều này gây nhiều phiền hà cho các doanh nghiệp trong KCX do tăng chi phí và tốn thời gian làm thủ tục.

+ Thủ tục hải quan vẫn còn rất phức tạp mặc dù đã được cải thiện rất nhiều so với trước.

+ Thông tin không đầy đủ: doanh nghiệp trong KCX thiếu thông tin về thị trường nguyên liệu nội địa và các doanh nghiệp nội địa và ngược lại.

- Tình hình các doanh nghiệp FDI xuất khẩu vào nội địa: Tình hình các doanh nghiệp KCX xuất khẩu vào nội địa cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu Công nghiệp TP HCM đến năn 2020 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)