II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY
1. Chiến lược phát triển chung của ngành xuất nhập khẩu Việt Nam
Gia nhập WTO, xuất khẩu (XK) của Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do sự cạnh tranh cao. Định hướng của Bộ Thương mại như thế nào và các doanh nghiệp cần phải làm gì để đẩy mạnh XK trong thời gian tới là nội dung của diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Quốc gia, do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mại tổ chức, diễn ra hôm qua (5/4) tại Hà Nội.
Tham dự diễn đàn có sự góp mặt và đóng góp ý kiến của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự và các chuyên gia kinh tế như: TS. Lê Đăng Doanh, GS. Võ Tòng Xuân, bà Phạm Chi Lan... cùng các đại diện doanh nghiệp tham dự VietNam Expo 2007.
1.1 Doanh nghiệp Việt Nam phải khắc phục được "bệnh giảm giá"
Hiện, mức tăng XK của Việt Nam là tương đối nhanh, có năm 19%, có năm 23%. Năm 2006, kim ngạch đạt khoảng 40 tỷ USD, con số này đã đưa Việt Nam lên hàng thứ 6 về XK trên tổng số 11 nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines… kết quả này còn khá khiêm tốn, chưa phản ánh đúng tiềm năng và thế mạnh XK của nước ta.
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, vào WTO, XK sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Nếu Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng XK khoảng 20% trong các năm tới, thì đến năm 2010, 2011, nước ta sẽ đạt được kim ngạch XK 100 tỷ USD.
Cơ sở để đưa ra mục tiêu này, Thứ trưởng phân tích, thứ nhất là môi trường đầu tư ở Việt Nam hiện rất thuận lợi. Việc bình thường hoá quan hệ và có được PNTR với Hoa Kỳ vừa qua, đồng nghĩa với việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ với tất cả quốc gia trên thế giới. Thứ hai, việc hạn chế về hạn ngạch đã được huỷ bỏ. Thứ ba là hệ thống pháp luật của nước ta đã được cải cách nhanh chóng, thông thoáng và được các nước đánh giá cao.
Bên cạnh đó, hiện uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cao hơn bao giờ hết. Về tiềm năng phát triển kinh tế của nước ta, Thứ trưởng dẫn lời đánh giá ngài đại sứ Mỹ, cho rằng: "Ở Việt Nam, người ta (các doanh nghiệp Mỹ) muốn làm gì đều làm được". Còn Tổng thống Mỹ Bush trong chuyến thăm TP.HCM vừa qua đã nhận định: "Nếu tôi còn trẻ, đây là nơi tôi đến để kinh doanh. Nếu tôi già, đây là nơi tôi đến để du lịch…".
Trước những thách thức khi vào sân chơi toàn cầu WTO, Thứ trưởng nhắc nhở, các doanh nghiệp phải hiểu được WTO, phải nắm vững tác động của các cam kết WTO đối với lĩnh vực hoạt động của mình. Muốn kinh doanh mặt hàng nào, phải tính được cung, cầu của khu vực và thế giới, điều chỉnh theo giá thế giới chứ không phải mạnh ai nấy làm.
Trong hội nhập, doanh nghiệp phải chú trọng liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, thiết lập và tăng cường hợp tác với các hiệp hội, các cơ quan chức năng để đảm bảo lợi ích của mình. Đặc biệt, "bệnh giảm giá" để giành khách hàng của doanh nghiệp phải được khắc phục.
Thứ trưởng cho rằng, các doanh nghiệp, hiệp hội phải thống nhất để giữ giá. "Khi mới xâm nhập thị trường, nên giảm giá để giành thị phần nhưng khi vào được rồi phải có kế hoạch, chiến lược nâng giá dần dần. Cụ thể như không ngừng cải tiến bao bì, đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, đa dạng hơn… chứ không nên giành khách hàng bằng cách giảm giá".
Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp kỹ thuật thường được các nước áp dụng để hạn chế hàng nước ngoài
mại sẽ xây dựng hệ thống phân tích, cảnh báo các thông tin về sự biến động giá cả và cảnh báo đối với các mặt hàng XK của Việt Nam có kim ngạch lớn để chống lại nguy cơ bị kiện bán phá giá.
Bên cạnh đó, Bộ cũng nghiên cứu để xây dựng hệ thống rào cản thương mại trong nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và doanh nghiệp phù hợp với các định chế của WTO.
1.2 Chiến lược vừa hợp tác vừa cạnh tranh
Trong tham luận Hợp tác và cạnh tranh của XK Việt Nam với thị trường châu Á, TS. Lê Đăng Doanh đã chỉ ra rằng, cán cân thương mại của Việt Nam với nhiều nước trong khu vực này hiện đang là âm.
Theo đó, Việt Nam không chỉ nhập siêu cao mà trong cơ cấu hàng hoá xuất đi, chủ yếu là các nguyên vật liệu, sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp. Điều này là một nghịch lý khi mà Việt Nam lại nhập khẩu các sản phẩm chế biến, công nghiệp, trang thiết bị, máy móc có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao. Điều này biểu hiện rõ trong mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trước sức ép cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu ngày càng gay gắt, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam không thể áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá cả được cũng như không nên cạnh tranh theo thế đối đầu bằng bất kỳ giá nào.
Ông nói thêm, có khả năng giảm giá thì không từ chối nhưng không phải lĩnh vực nào, trong một thời gian ngắn cũng có thể giảm giá được, bởi một số lĩnh vực như dệt may, trong khi sản phẩm của Trung Quốc có giá rất rẻ do nguyên vật liệu trong nước tự sản xuất được, thì Việt Nam vẫn phải nhập từ A - Z.
Chính vì vậy, Việt Nam nên cạnh tranh ở những mặt hàng khác, có giá trị cao hơn. Để làm được điều này, TS. Lê Đăng Doanh nêu bật: "Các doanh nghiệp Việt Nam phải vận dụng chiến lược vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đối với từng mặt hàng và từng thị trường thích hợp".
Theo đó, đối với những mặt hàng không có khả năng cạnh tranh trực diện, nên hợp tác với đối thủ cạnh tranh, chia sẻ lợi ích với họ, hợp tác với các hãng phân phối nhằm học hỏi, tranh thủ chuyển giao công nghệ, tập trung vào những công đoạn có năng lực cạnh tranh cao.
Đối với những mặt hàng chưa thể cạnh tranh trực diện, các doanh nghiệp nên sản xuất các mặt hàng chiếm lĩnh thị phần khác với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như sản xuất hàng dệt may chất lượng cao hơn, chiếm lĩnh mảng thị phần khác so với đối thủ, hoặc nhằm vào thị trường khác…
Về phía Nhà nước, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ông Doanh cũng nhấn mạnh, phải đầu tư nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách hành chính, áp dụng thương mại điện tử, chống tham nhũng, sách nhiễu đối với doanh nghiệp…