Nâng cao chất lượng nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu 303752 (Trang 70 - 72)

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đầu tư ra nước ngoài. Con người và giáo dục con người luôn luôn phải được xem là chiếc chìa khóa vàng để mở ra mọi vấn đề trong hoạt động kinh tế. Do đó ngành giáo dục Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm trong việc tư vấn cho Chính phủ hoạch định chiến lược giáo dục và xây dựng con người cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Cần thay đổi mục tiêu đào tạo theo yêu cầu phát triển xã hội và chú trọng sự phát triển năng lực cá nhân, sớm đưa nền giáo dục quốc dân hội nhập với khu vực và thế giới.

™ Nâng cao năng lc giao tiếp, ngoi ng

Hiện nay vấn đề ngôn ngữ cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chính vì vậy các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ nguồn nhân lực với trình độ cao cấp, năng lực ngoại ngữ giỏi. Nếu không có đối tác phía Nhật Bản hỗ trợ về mặt ngôn ngữ thì Việt Nam sẽ rất khó tiếp cận và thâm nhập thị trường này.

™ Phát trin kiến thc văn hóa

Khi nói tới Nhật Bản, một đất nước mà ở đó nền kinh tế mang tính chất phương Tây hoá rõ rệt song vẫn tồn tại các tập quán kinh doanh mang đậm các cội nguồn của nét văn hoá truyền thống Châu Á, với đặc trưng riêng biệt của mô hình quản lý hay phong cách quản lý doanh nghiệp Nhật Bản. Do đó, ở Nhật Bản hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp được người ta nhấn mạnh rất nhiều tới các chiều của yếu tố văn hoá, việc vận dụng văn hoá công ty trong quản trị doanh nghiệp cũng mang một nét riêng có. Yếu tố văn hoá đã len lỏi và tỏ rõ vai trò, ưu thế của nó trong quản lý sản phẩm và dịch vụ của bất kỳ một doanh nghiệp nào nhằm khống chế với các đối thủ cạnh tranh khác. Và ngày nay nó đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong phương cách quản lý Nhật Bản.

Chính vì vậy, cần phải tổ chức các buổi giao lưu, tìm hiểu và giới thiệu về Nhật Bản và con người Nhật Bản cho doanh nghiệp Việt Nam, trao đổi và giao lưu văn hóa Việt – Nhật.

™ Nâng cao năng lc, trình độ chuyên môn

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thường xuyên được trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn với các công ty Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản là cầu nối hiệu quả giữa các nhà đầu tư Nhật Bản và nhân lực trình độ cao của Việt Nam, đã đầu tư vào Việt Nam dựa trên các mối quan hệ cá nhân cũng như sự tin cậy lẫn nhau với Việt Nam trong một thời gian dài.

Trong tương lai, các công ty Nhật Bản và Việt Nam nên xây dựng nguồn nhân lực tại Việt Nam và chủ động mời họ tới làm việc tại Nhật Bản. Hơn nữa, cũng khuyến khích các công ty, đối tác Nhật Bản mở rộng kinh doanh, kết hợp với các đối tác Việt Nam ở các lĩnh vực khác nhau trong thời gian ngắn. Bước đầu, các doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác chặt chẽ hơn với Viện Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Trung tâm nguồn nhân lực Nhật Bản có thể giúp các doanh nghiệp muốn đầu tư tại Nhật Bản mở rộng công việc kinh doanh thị trường này và giới thiệu các lao động Việt Nam tới làm việc tại Nhật Bản. Từ đó còn mở ra khả năng tạo các mối liên kết đa quốc gia của các doanh nghiệp Việt Nam với các Tập đoàn lớn ở khu vực và thế giới. Thông qua đó, sẽ có sự chuyển giao khoa học công nghệ, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cả trong lĩnh vực khoa học quản lý. Hơn thế, sự hợp tác giữa các công ty của hai quốc gia còn cung cấp cho thị trường Việt Nam dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo phong cách Nhật Bản.

Bên cạnh những giải pháp nêu trên, để có thể thực hiện tốt hơn nữa hoạt động đầu tư vào thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp Việt Nam cần được sự hỗ trợ từ phía chính phủ về các vấn đề về hệ thống pháp lý, chính sách tài chính và cung cấp thông tin thị trường thông qua vai trò của đại sứ quán và tham tán thương mại nhằm giúp cho bản thân các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng vị thế cũng như uy tín của mình trong thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu 303752 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)