Phân biệt thị trường giao ngay và giao sau

Một phần của tài liệu 303970 (Trang 34 - 36)

* Bản chất của thị trường

Xét trên cơ bản thì thị trường giao sau có cơ cấu tổ chức và quy trình giao dịch là thị trường phái sinh. Phái sinh được hiểu là một loại công cụ tài chính được giao dịch phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều hàng hóa cơ sở khác nhau. Trên thị trường giao sau, chủng loại sản phẩm hàng hóa mua bán rất đa dạng, phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có hàng hóa của thị trường chứng khoán, cụ thể là các chỉ

số giá trái phiếu, cổ phiếu… Việc mua bán mang danh nghĩa là giao dịch hàng hóa nhưng người ta không chờ đợi một sự giao nhận hàng hóa như cam kết trong hợp đồng vì đa số họ không có hàng hóa cũng như không cần mua loại hàng hóa đó. Trong nhiều trường hợp, người ta chỉ mượn giá trị của hàng hóa cơ sở để mua đi bán lại hợp

đồng giao sau nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro về giá hoặc đầu cơ kiếm lời. Ngược lại, với thị trường giao ngay, khi có nhu cầu mua hàng hóa thật sự thì người mua và người bán cùng lập một hợp đồng kinh tế trong đó có thể kèm các qui định về giao hàng và thanh toán sau. Các hợp đồng mua bán giao ngay không được mua bán, sang nhượng cho người khác. Vì trong hợp đồng thường quy định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng chủ thể kể từ khi hợp đồng được ký kết cho đến khi thực hiện hoàn tất theo quy định. Trong trường hợp phải thanh lý hợp đồng trước thời hạn, thường có kèm theo bồi thường của một bên do vi phạm một trong các điều khoản quy định trong hợp đồng giao ngay.

* Lợi ích của thị trường

Thị trường hàng hóa giao sau là nơi tiến hành các giao dịch, ký kết các hợp đồng giao sau mua bán về hàng hóa. Số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức giao nhận hàng đều quy định cụ thể trong hợp đồng tại thời điểm ký kết. Việc giao nhận hàng, thanh toán sẽ được tiến hành vào một thời điểm xác định trong tương lai. Do vậy, người tham gia thị trường giao sau có thể làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro về

biến động giá cả, đặc biệt là rủi ro chênh lệch tỷ giá hối đoái. Rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro thường gặp trên thị trường giao ngay, vì tỷ giá luôn biến động lên xuống bất thường nên không thể đoán trước được. Rủi ro tỷ giá hối đoái được đo bằng độ lệch chuẩn, độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ rủi ro càng cao. Như vậy, tham gia thị

trường giao sau là cách thức phòng tránh rủi ro tỷ giá rất hiệu qủa.

* Tổ chức thị trường

Thị trường giao sau được tổ chức tập trung, các hợp đồng giao sau chỉ được mua bán thông qua sở giao dịch và chịu sự quản lý, giám sát của trung tâm thanh toán bù trừ, trong khi đó việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao ngay được thực hiện ngoài sở

giao dịch.

Khi tháng giao hàng của hợp đồng giao sau đến gần thì giá giao sau sẽ hội tụ với giá giao ngay của tài sản trao đổi. Đến đúng thời kỳ giao hàng giá giao sau sẽ bằng hoặc gần bằng với giá giao ngay.

Giả sử rằng trong thời hạn giao hàng giá giao sau ở trên mức giá giao ngay. Rõ ràng là có cơ hội cho các nhà kinh doanh tiến hành giao dịch kiếm chênh lệch giá: Bán hợp đồng giao sau, mua tài sản, thực hiện chuyển giao. Các bước này chắc chắn dẫn

đến mức lợi nhuận bằng với mức chênh lệch giá giao sau và giá giao ngay. Do các nhà kinh doanh khai thác cơ hội kiếm chênh lệch giá này, giá giao sau sẽ giảm. Tiếp theo giả sử rằng trong thời hạn giao hàng giá giao sau thấp hơn giá giao ngay. Các công ty quan tâm đến nhu cầu về tài sản sẽ tìm cách tham gia mua hợp đồng giao sau trên thị trường và chờ thực hiện giao hàng. Do họ làm như vậy, giá giao sau có xu hướng tăng. Kết quả là giá giao sau sẽ tiến gần sát với giá giao ngay trong thời hạn giao hàng.

Một phần của tài liệu 303970 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)