Nhóm giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu 303875 (Trang 71 - 73)

c. Ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh

3.2.4. Nhóm giải pháp về vốn

Dự kiến đến năm 2015, nhu cầu vốn của Công ty cao su Bình Long để thực hiện các kế hoạch đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh của mình khoảng 1.500 tỷđồng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể áp dụng các giải pháp sau:

- Tích lũy vốn từ lợi nhuận và khấu hao: Nguồn khấu hao hàng năm của Công ty khoảng 30 tỷ đồng, được trích lập vào quỹ đầu tư phát triển để tái sản xuất mở rộng. Năm 2006, quỹđầu tư phát triển tích lũy được từ năm 2005 trở về trước chuyển qua là 130 tỷđồng. Theo Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định trên thì toàn bộ lợi nhuận hình thành từ nguồn vốn nhà nước, doanh nghiệp

phải nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư thì sẽđược để lại một phần. Như vậy, với lợi nhuận cao như những năm gần đây (Năm 2005: 186 tỷ đồng, năm 2006: 352 tỷ đồng và năm 2007 dự kiến bằng khoảng 2006) thì hàng năm có thể khai thác từ nguồn này khoảng từ 80-100 tỷ đồng. Như vậy, có thể tài trợ được khoảng 60-70% nhu cầu vốn của Công ty.

- Nguồn vốn thặng dư từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt, cuối năm 2007 Công ty cao su Bình Long sẽ tổ chức cổ phần hóa. Qua kinh nghiệm thực tế của các Công ty cao su Miền đông Nam bộđã được cổ phần hóa trong năm 2006 vừa qua như Công ty cao su Đồng Phú, Công ty cao su Tây Ninh (có quy mô gần bằng 2/3 so với Công ty cao su Bình Long) thì thặng dư vốn cổ phần sau khi đấu giá là rất lớn, khoảng 300 tỷ đồng. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng cho việc đầu tư phát triển của đơn vị.

- Nguồn vốn vay từ các ngân hàng trong và ngoài nước hoặc huy động góp vốn từ cán bộ công nhân viên: Đối với các Công ty cao su, việc vay vốn ở các ngân hàng khá dễ dàng do là khách hàng quen thuộc, uy tín từ trước nay và tài sản thế chấp là vườn cây nằm ngay trên địa bàn. Đồng thời, với nguồn thu nhập khá cao trong những năm gần đây, cán bộ công nhân viên của ngành cao su cũng muốn đầu tư sinh lợi vào các dự án mà Công ty làm chủ đầu tư hoặc liên doanh liên kết, được đánh giá là có hiệu quả - Và thực tế, cán bộ công nhân viên của Công ty hiện nay đã có góp vốn vào một số dự án như: Công ty Chế biến gỗ Thuận An, Khu công nghiệp Chí Linh,…

Như vậy, các nguồn vốn có thể huy động được để tài trợ cho những dự án phát triển của Công ty cao su Bình Long theo như mục tiêu đã đề ra đến năm 2015 là rất khả thi. Vấn đề đặt ra là phải quản lý việc sử dụng các nguồn vốn này như thế nào cho đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất.

Giải pháp này giúp Công ty cao su Bình Long chủ động về nguồn vốn đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và cải tiến trang thiết bị, công nghệ, đầu tư thâm canh,...góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 303875 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)