Chính sách lãi suất:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chiến lược tài chính hỗ trợ phát triển XNK hàng hóa DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 2010 (Trang 51 - 52)

Lãi suất ngân hàng đã từng bước tự do hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại chủ động, tự chủ trong việc ấn định lãi suất và cho vay. Các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn hợp lý, mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.

Lãi suất ngoại tệ

Từ giữa năm 2001 Ngân hàng Nhà nước đã bỏ cơ chế biên độ lãi suất đối với cho vay bằng USD và cho phép các ngân hàng thương mại tự xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất quốc tế và cung cầu vốn ngoại tệ trong nước. Việc tự do hóa lãi suất cho vay để mở rộng tín dụng là chính sách đúng đắn và có xu hướng tích cực.

Đây là bước đổi mới phù hợp với tinh thần của Luật ngân hàng, phù hợp với cơ chế

thị trường và thông lệ quốc tế.

Việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ không ảnh hưởng lớn đến lãi suất cho vay ngoại tệ vì cung vẫn lớn hơn cầu và đã tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng chủ động hơn trước những biến động về lãi suất trên thị trường tài chính thế giới, giảm rủi ro trong việc kinh doanh nguồn vốn ngọai tệ.

Lãi suất cho vay nội tệ

Từ năm 2002 Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận lãi suất cho vay

trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Tuy không quy định biên độ so với lãi suất cơ bản nhưng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản để tham khảo và định hướng thị trường. Đây là hướng đi về

tự do hóa lãi suất, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động cho vay, linh hoạt, chủđộng trong việc kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chiến lược tài chính hỗ trợ phát triển XNK hàng hóa DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 2010 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)