Tác động chung từ xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta

Một phần của tài liệu 303609 (Trang 74 - 76)

8. Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng Lam Dong food processing joint stock

2.3.4. Tác động chung từ xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta

Quá trình toàn cầu hóa và HNKTQT đã và đang diễn ra nhanh chóng, quyết liệt và trở thành xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện nay. Nhận thức rõ xu thế phát triển tất yếu nói trên của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã xác định rõ sự cần thiết phải tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. HNKTQT đã và đang tiếp tục được khẳng định là một nội dung quan trọng trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam và được thực hiện với quy mô và mức độ càng cao.

Nhìn lại tiến trình HNKTQT của Việt Nam trong những năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tự do hóa các hoạt động kinh tế, chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước; mở cửa thị trường, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; tiến hành sửa đổi bổ sung và điều chỉnh kịp thời các văn bản pháp quy; tăng cường việc mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Có thể nói rằng, cơ hội lớn nhất mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình HNKTQT 20 năm qua là đã mở thêm được nhiều thị trường mới. Với việc ký kết Hiệp định Thương mại mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area – AFTA), Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường được đánh giá là năng động nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trung bình hàng năm trên 7%. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (BTA) năm 2001 cũng đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thị trường.

HNKTQT cũng tạo điều kiện cho các DN Việt Nam có điều kiện làm quen, tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao cũng như các phương

thức, tác phong công nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Nhờ đó mà các DN của chúng ta có thể nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm các chi phí về nhân công, rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, đồng thời cũng tạo ra được những sản phẩm mới đáp ứng được các yếu cầu khắt khe về chất lượng và mẫu mã từ các nhà nhập khẩu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và các DN Việt Nam. Về vấn đề nhân lực, HNKTQT cũng mang lại cơ hội nâng cao tay nghề cho người lao động và trau dồi kiến thức, nâng cao kinh nghiệm quản lý cho người điều hành quá trình sản xuất.

Bên cạnh những tác động tích cực, việc HNKTQT của nươc ta cũng

mang đến nhiều khó khăn cho các DN. Trên thực tế, chúng ta còn thiếu kiến thức và thông tin về các tiêu chuẩn quốc tế (chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý chứng nhận chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường…) cũng như về các cách thức tiếp cận thị trường và các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh từ các nước NK nên sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của các DN.

Hạn chế về vốn và công nghệ cũng làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng Việt Nam và giảm thiểu khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường của các DN trong nước.

Tiếp theo, các DN Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn mới và song song đó là những thuận lợi có được từ một xu hướng HNKTQT mới, đó là việc gia nhập WTO của nước ta. Đây là một sân chơi rộng và toàn diện, chắc chắn nó sẽ có nhiều tác động mạnh đến các DNCBĐ nước ta về nhiều mặt.

Một phần của tài liệu 303609 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)