Chiến lược kết hợp nhóm S-T:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chiến lược phát triển của công ty CP Công nghiệp và XK cao su đến 2015 (Trang 64 - 65)

II. Nguồn vốn kinh phí

XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU ĐẾN NĂM

3.3.2 Chiến lược kết hợp nhóm S-T:

3.3.2.1 Chiến lược nâng cao chất lượng và khác biệt hoá sản phẩm:

Do cơ cấu sản phẩm mủ cao su xuất khẩu của Việt Nam ở dạng sản phẩm thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn; sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp FDI hoặc trong nước sản xuất giày, đế giày, công ty Rubico có thể tận dụng các điểm mạnh của mình thực hiện việc đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, đặc biệt nâng cao khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu mủ cao su thô trong

quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện chiến lược khác biệt hoá các sản phẩm hiện có của công ty nhằm tăng tính cạnh tranh và khả năng tiếp cận một số thị trường và khách hàng tiềm năng. 3.3.2.2 Chiến lược đổi mới công nghệ:

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng đồng thời cũng tạo nên áp lực cạnh tranh đối với các mặt hàng mà các doanh nghiệp ở các nước khác đang sản xuất một cách có hiệu quả. Trong khi đó, trình độ công nghệ và máy móc thiết bị của một số ngành sản xuất như sản xuất giày thể thao, đế giày, gỗ cao su và đồ gỗ làm bằng gỗ cao su còn lạc hậu. Đứng trước một loạt các thách thức trên, và trong xu thế tình hình cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang ngày càng trở nên gay gắt, công ty Rubico phải cấp thiết tiến hành đổi mới công nghệ tại các xí nghiệp sản xuất trực thuộc nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chiến lược phát triển của công ty CP Công nghiệp và XK cao su đến 2015 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)