Giáo dục và đào tạo nghề

Một phần của tài liệu 303704 (Trang 56)

đường nghèo

5.2.2 Giáo dục và đào tạo nghề

Chính phủ có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Phát triển nhanh hệ thống đào tạo nghề, kể cả công lập và ngoài công lập; xây dựng mối liên kết doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề; hỗ trợ người đi học nghề thông qua (1) hoặc doanh nghiệp đóng tiền trước cho lao động, sau đó ra trường lao động đi làm trả dần, (2) hoặc Nhà nước cho lao động vay vốn.

Mở rộng cơ hội cho người dân được tiếp cận với giáo dục nhiều hơn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho con em của các hộ nghèo, hộ nông dân, hộ sống ở nông thôn được đến trường lớp sẽ giúp nâng cao trình độ học vấn của người lao động sau này. Thực tế cho thấy, các hộ gia đình nghèo ở nông thôn thường “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” nên việc lo cho con ăn học là quá sức của họ. Trong những điều kiện như vậy thì việc cho con đến trường (thay vì phải đi làm kiếm tiền) là một cố gắng của hộ nghèo. Do đó, Nhà nước thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giáo dục như miễn (giảm) học phí, phí xây dựng trường và các khoản đóng góp thì đây có thể là động lực lớn giúp hộ nghèo cho con đến trường. Về đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề. Trước hết, có thể áp dụng một số mô hình dạy nghề sau: (1) Mô hình cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp là mô hình rõ nét nhất về dạy nghề gắn với sử dụng lao động. Nhiệm vụ chính của những cơ sở này là dạy nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, do đó người học có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. (2) Mô hình dạy nghề lưu động cho lao động nông thôn. Việc dạy nghề được tổ chức tại một số nơi có nhu cầu học nghề (đào tạo ngắn hạn). Chương trình, giáo trình, bài giảng cũng rất linh hoạt, dạy đúng cái người lao động cần. Mô hình này cũng thực sự là mô hình gắn dạy nghề với tạo việc làm và tạo ra được những cơ hội thuận lợi cho nhiều người được học nghề, đặc biệt là những người nghèo có cơ hội được học nghề.

Một phần của tài liệu 303704 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)