Biện pháp 4: Biện pháp về cải tiến mẫu mã sản phẩm

Một phần của tài liệu 303666 (Trang 69 - 71)

Đối với các sản phẩm gốm mỹ nghệ thì mẫu mã, hình dáng, hoa văn và họa tiết sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua của người tiêu dùng. Đối với thị trường EU, như tác giảđã đề cập ở chương 1, chương 2, mẫu mã sản phẩm quyết định đến sự sống còn của sản phẩm, bên cạnh yếu tố chất lượng, mẫu mã sản phẩm là yếu tố mà khách hàng tại thị trường này đặc biệt quan tâm.

Hiện tại, các loại sản phẩm đang sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU của các doanh nghiệp gốm Đồng Nai chủ yếu là các loại sản phẩm như các loại chậu trong nhà, các loại bình, các loại tượng thú… với nhiều mẫu mã và hình dạng, họa tiết khác nhau. Song hầu như các sản phẩm này đã khá quen thuộc với khách hàng từ nhiều năm nay, do vậy có thể đang gây ra sự nhàm chán đối với khách hàng. Hơn nữa, theo nghiên cứu, hiện tại đa số các doanh nghiệp gốm Đồng Nai chưa có phòng thiết kế mẫu riêng biệt hoặc có nhưng rất nhỏ với chỉ 1-2 thành viên. Chính vì thế, trong thời gian tới các doanh nghiệp sản xuất gốm cần không ngừng đưa ra các sản phẩm có mẫu mã mới lạ và đẹp mắt hơn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Đặc điểm của các sản phẩm gốm mỹ nghệ là thường mang tính nghệ thuật cao. Do đó việc sáng tạo mẫu mã phải luôn được coi trọng, quan tâm đúng mức.

Để giải quyết các vấn đề về mẫu mã sản phẩm, tác giả xin đưa ra biện pháp như sau:

- Hiện tại tại thị trường EU, là người tiêu dùng khá ưa chuộng các sản phẩm mang nét đặc thù riêng của các dân tộc trên thế giới. Do đó, các doanh nghiệp có thể

khai thác đặc điểm này, nhưđưa ra những sản phẩm mang những đặc điểm, tính chất riêng của từng địa phương, của dân tộc Việt Nam. Những sản phẩm làm ra phải đảm bảo mang đậm tính chất “hồn Việt” nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, dòng gốm quấn mây với những kiểu dáng độc đáo cũng đang thu hút sự ưa thích của khách nước ngoài, đặc biệt là du khách Pháp, Đức, Tây Ban Nha do đó các doanh nghiệp cũng có thể khai thác dòng sản phẩm mới này.

- Không ngừng cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thị trường EU. Để làm được việc này các cơ sở cần xây dựng cho mình một đội ngũ sáng tác mẫu chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn nghệ thuật cao, am hiểu nhu cầu của khách hàng, am hiểu về nét văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình sáng tác mẫu, doanh nghiệp cần trang bị và sử dụng công nghệ hiện đại vào khâu này như tạo mẫu bằng máy vi tính thay vì sử dụng bằng tay.

- Trước khi tung ra sản phẩm, cần tìm hiểu về nhu cầu thị trường, về sở thích của người tiêu dùng các nước EU, liên tục đưa ra những mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Thay đổi tư duy bán hàng, thực hiện “bán cái khách hàng cần” chứ không chỉ “bán cái ta có”. - Cần nghiên cứu, sáng tác nhằm tạo ra những nét khác biệt trong sản phẩm. Phải tìm ra cho mình những dòng sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc thù văn hóa Việt Nam, mang đậm nét đặc thù của gốm Đồng Nai. Hiện tại, qua nghiên cứu cho thấy: Đa số các sản phẩm gốm của Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng đều bị ảnh hưởng lớn bởi những đặc điểm của gốm Trung Quốc từ hình dáng, mẫu mã cho đến đường nét, hoa văn, hình vẽ, biểu tượng, trên các sản phẩm. Do đó, theo tác giả các doanh nghiệp gốm cần phải nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm gốm mang tính chất “Việt Nam hơn”. Theo ý kiến của tác giả, thì trên các sản phẩm gốm của Đồng Nai, chúng ta có thể đưa những hình ảnh quen thuộc của thôn quê Việt Nam như hình ảnh cây đa, lũy tre làng, Chùa Một Cột, trống đồng Đông Sơn, cậu bé chăn trâu thổi sáo... lên sản phẩm. Những hình ảnh này có thể xem là những hình ảnh khá đặc trưng của Việt Nam hơn là đưa các câu văn

câu thơ bằng chữ hán dễ gây cảm tưởng đối với khách hàng đây là những sản phẩm của gốm Trung Quốc.

- Hỗ trợ của các cơ quan chức năng: Tổ chức các trường đào tạo chuyên gia thiết kế mẫu. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có có thể đào tạo lớp chuyên gia này tại trường cao đẳng trang trí mỹ thuật Đồng Nai và trường đại học Lạc Hồng. Việc đào tạo đội ngũ này cần phải gắn liền với các nhà sản xuất, kết hợp đào đào với thực tiễn. Đồng thời cần tạo chuyên sâu về văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước EU để các nhà tạo mẫu có thể ứng dụng các yếu tố này vào trong sản phẩm một cách hiệu quả. Trong quá trình đào tạo, nên có những hội thi sáng tạo mẫu với giải thưởng lớn để thu hút, khuyến khích tham dự, sự sáng tạo của người tham gia. Qua đó, tìm ra những nhà tạo mẫu tài năng.

- Bên cạnh việc khuyến khích tạo ra những sản phẩm gốm mỹ nghệ độc đáo, đậm nét truyền thống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng EU, các doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác bảo hộ bản quyền, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Lợi ích dự tính đạt được:

Thực hiện tốt biện pháp trên sẽ giúp các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ có được những sản phẩm với mẫu mã đẹp, đa dạng và phong phú, đáp ứng

Một phần của tài liệu 303666 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)