Giải pháp hỗ trợ tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu 303661 (Trang 90 - 91)

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2005 thì hiện vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả tỉnh rất thấp, 84,9% số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, doanh nghiệp có từ 50 tỷ đồng trở lên chưa phải là lớn nhưng chỉ chiếm 3,7% và hơn thế nữa doanh nghiệp có vốn trên 200 tỷ đồng chỉ chiếm 0,5%. Thực trạng này ngoài nguyên nhân do tiềm lực của các doanh nghiệp chưa mạnh thì còn có nguyên nhân quan trọng là thị trường vốn chưa hoàn chỉnh, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ảnh hưởng tính tự chủ của doanh nghiệp. Qua số liệu về cơ cấu vốn đầu tư tăng thêm của năm 2005, vốn vay chỉ chiếm 36% trong tổng vốn đầu tư tăng thêm trong năm, vốn tự có 48,8%, vốn từ ngân sách Nhà nước 5,8% và các nguồn huy động khác 9,4%. Trong 36% vốn vay thì doanh nghiệp Nhà nước chiếm 23,9%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 68,3%. Như vậy nguồn vốn tín dụng đã thấp nhưng gần như một phần tư dành cho doanh nghiệp Nhà nước (số doanh nghiệp này chỉ chiếm 3,6%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu khó khăn nhiều hơn khi tiếp cận được với vốn vay (đặc biệt là doanh nghiệp có qui mô nhỏ) và luôn kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn. Do đó để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận được các nguồn vốn đòi hỏi chính quyền địa phương phải có sự hỗ trợ thông qua hình thức bảo lãnh cũng như tổ chức các buổi làm việc riêng với các tổ chức tín dụng. Điều này cho thấy có sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc nâng cao uy tín các doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng. Có thể trước mắt giải pháp này khó có thể thực hiện trên diện rông nhưng xét thấy nếu được áp dụng đối với các doanh nghiệp khi đầu tư vào các khu công nghiệp thì quả thật sẽ là một trong những yếu tố làm cho môi trường đầu tư vào các khu công nghiệp càng hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu 303661 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)