TỈNH LÂM ĐỒNG
2.3.4 Những vấn đề về quản lý và điều hành của doanh nghiệp sau CPH
Bộ máy quản lý khơng đổi mới, nhiều Cty CP sau khi chuyển đổi từ DNNN vẫn sử dụng nguyên bộ máy quản lý cũ. Cơ cấu HĐQT thiếu sức bật với thành viên
đại diện Nhà nước chiếm đa số. Việc can thiệp cĩ tính áp đặt theo cơ chế Nhà nước hay chủ quản cũ (can thiệp từ bên ngồi cơng ty) cịn khá sâu và phổ biến, rất bất hợp lý. Chẳng hạn, việc giới thiệu ứng viên vào HĐQT đi kèm với chỉ đạo phải trúng cử.
Đối với nhiều doanh nghiệp, việc sản xuất kinh doanh cụ thể, các quyết định về tài chính, đầu tư,… vẫn cịn bị chỉ đạo rất chặt. Những biểu hiện trên cĩ thể làm triệt tiêu
động lực đổi mới, sáng tạo, vơ hiệu vai trị chủđộng của bộ máy quản lý cơng ty CP, thậm chí đi ngược với chủ trương CPH DNNN.
Thiếu các nhà đầu tư chiến lược là các cổđơng bên ngồi doanh nghiệp cĩ tỷ
lệ cổ phần đủ lớn để tham gia vào các quyết sách và thay đổi quyết sách, nhằm tạo chuyển biến lớn trong việc phát triển cơng ty là tình trạng phổ biến trong các doanh nghiệp CPH tỉnh Lâm Đồng. Do bộ máy khơng cĩ sựđổi mới nên khơng tạo được sự đổi mới trong tư duy, cung cách kinh doanh.
Hoạt động của một số doanh nghiệp sau CPH vẫn mang dáng dấp của DNNN, nhất là các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ tỷ lệ lớn cổ phần. Do chưa cĩ hướng dẫn rõ về quyền, nghĩa vụ của cơng ty, chếđộ chính sách gắn với vấn đề BHXH chưa thay đổi kịp,… nên hiện nay các doanh nghiệp CPH vẫn vận dụng các quy định đối với DNNN để điều chỉnh hoạt động. Ví dụ, chế độ chính sách về thang, bậc lương, nâng bậc với người lao động vẫn vận dụng các quy định hiện hành như đối với DNNN.
Nhận thức về cơng ty cổ phần chưa đúng và đầy đủ nên các cổ đơng hoặc là khơng sử dụng hết quyền của mình hoặc là sử dụng quá vai trị, quyền hạn của cổ đơng, cho nên đưa ra những địi hỏi vượt quá thẩm quyền.
Mặc dù khơng thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần, nhưng vẫn cĩ tình trạng doanh nghiệp khơng muốn CPH hết vốn Nhà nước để cịn dựa vào Nhà nước, sử dụng ảnh hưởng của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh của cơng ty sau CPH, hoặc ít nhất là để đảm bảo tâm lý "vẫn cịn cĩ Nhà nước bên cạnh". Nguyên nhân là do sự phân biệt đối xử của các cơ quan quản lý Nhà nước giữa DNNN và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.