Công tác tổ chức nguồn hàng

Một phần của tài liệu 303590 (Trang 34)

a. P

2.2.3.5 Công tác tổ chức nguồn hàng

Để có được nguồn hàng phong phú và đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, nhằm phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng, các siêu thị đều rất chú trọng công tác tổ chức nguồn hàndg.

Phần lớn các siêu thị ở thành phố đều nghiên cứu tìm những nguồn hàng ổn định, các nhà cung cấp có uy tín để giải quyết vấn đề đầu vào cho siêu thị của mình.

Trong công tác tổ chức nguồn hàng từ các nhà cung cấp, các siêu thị thường cân nhắc giữa các nhà cung ứng theo những tiêu thức sau:

- Chủng loại hàng hóa: tính khác biệt hóa của sản phẩm. - Chất lượng của hàng hóa.

- Giá cả hợp lý.

- Khả năng cung ứng về số lượng lớn, ổn định lâu dài. - Khả năng cung ứng hàng kịp thời, đúng hẹn.

- Những điều kiện thuận lợi và ưu đãi về giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo hành…

Khi chọn được nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu, siêu thị thường cố gắng xác lập kênh phân phối ngắn nhất để tiết kiệm chi phí và thời gian nhập hàng.

Nguồn hàng của siêu thị bao gồm cả hàng nội địa được sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu từ các nước theo thị hiếu của người tiêu dùng.

- Hàng nội thường được các siêu thị mua trực tiếp từ những nhà sản xuất trong nước có uy tín, đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao như: Vinamilk, Vissan, dầu Tường An, Miliket, Vifon, đồ hộp Hạ Long…

- Hàng nhập khẩu thường được mua từ đại lý phân phối chính thức của các hãng nước ngoài.

Trong công tác tổ chức nguồn hàng của các siêu thị, nhà cung ứng thường là các nhà sản xuất trực tiếp hoặc các đại lý phân phối lớn, ít qua trung gian. Rõ ràng, chỉ có những nhà cung ứng như vậy mới có thể đảm bảo tính tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo các tiêu chí khác và lợi ích trong hoạt động kinh doanh của siêu thị.

Với số lượng mặt hàng trưng bày kinh doanh trong siêu thị rất nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại, các siêu thị thường áp dụng các hình thức mua hàng như sau:

a. Mua tự do

- Đây là phương thức mua hàng linh hoạt trên cơ sở nhà cung cấp và siêu thị thỏa thuận với nhau về số lượng chất lượng, giá cả.

- Phương thức bán hàng này thường áp dụng đối với những hàng hóa có khả năng bảo quản được lâu và tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng thường không theo một tiêu chuẩn nào cụ thể mà tùy thuộc vào sự thỏa thuận đánh giá của hai bên như: quần áo, đồ gia dụng, hàng bách hóa…

b. Đại lý bán hàng cho nhà sản xuất

- Siêu thị ký hợp đồng làm đại lý phân phối bán lẻ hàng hóa cho các nhà sản xuất và hưởng hoa hồng theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng. Phương thức này rất có lợi cho siêu thị vì siêu thị không phải bỏ vốn mua hàng, lại cũng không lo lỗ vốn khi hàng hóa không tiêu thụ được.

- Những hàng hóa thường áp dụng theo phương thức này là: thực phẩm chế biến có hạn dùng, hàng thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến sẵn dùng ngay được như: sữa, đồ hộp các loại, thịt, thủy hải sản đông lạnh, rau củ quả tươi, giò, chả, pate, xucxich, rau quả muối chua, ngâm dấm…

c. Mua theo hợp đồng

- Siêu thị ký hợp đồng mua hàng của các nhà cung cấp. Mua theo phương thức này giúp siêu thị ổn định được nguồn hàng. Nếu tổ chức mua hàng theo

hợp đồng cung cấp định kỳ siêu thị còn tiết kiện được chi phí tồn trữ hàng. Nhưng muốn áp dụng phương thức này, siêu thị phải có vốn lưu động đủ lớn và có uy tín.

2.2.3.6 Nhân lực hoạt động của các siêu thị

Tương ứng với quy mô hoạt động hiện tại của các siêu thị, số lượng nhân viên công tác tại siêu thị có nhiều chênh lệch khác nhau giữa các quy mô này. Phần lớn các siêu thị đang triển khai hoạt động kinh doanh tại Tp.HCM có số lượng nhân viên từ 100 người trở lên. Số lượng nhân viên trong hệ thống các siêu thị này được tổng hợp như sau:

Bảng 4: Nhân lực hoạt động của các siêu thị tại Tp.HCM

Số lượng lao động (người) Số lượng siêu thị

< 50 4

50 – 100 16

100 – 150 27

> 150 21

Tổng cộng 68

Nguồn: Sở Thương mại Tp.HCM

Nhận xét: Với đội ngũ nhân sự đang công tác trong các siêu thị tại Tp.HCM,

việc chú trọng đến công tác quản lý nguồn nhân lực chưa được Lãnh đạo các siêu thị, hệ thống siêu thị quan tâm đúng mức. Nhìn chung, hiện nay chỉ những đơn vị làm ăn có hiệu quả mới thực hiện tốt công tác quản trị nguồn nhân lực.

Nhận thức được vai trò quyết định của lực lượng lao động và công tác quản trị nguồn nhân lực đối với hiệu quả kinh doanh của các siêu thị, Sài Gòn Co-opmart luôn chú trọng làm tốt công tác tổ chức quản lý, sử dụng và đào tạo lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động đã được đào tạo qua trường lớp ở hệ thống siêu thị của Sài Gòn Co-opmart là khá lớn. Hầu như tất cả nhân viên của hệ thống siêu thị của Sài Gòn Co-opmart trước khi được nhận vào làm việc chính thức đều phải trải qua một khóa huấn luyện về bán hàng ở siêu thị nhằm đảm bảo phù hợp với hình thức kinh doanh của loại hình bán lẻ siêu thị. Sau đó trong quá trình sử dụng, lực lượng lao động của hệ thống Sài Gòn Co-opmart còn được luân phiên huấn luyện để nâng cao nghiệp vụ. Chú trọng đến yếu tố con người là một bí quyết đưa đến thành công để tạo uy tín và danh tiếng cho hệ thống siêu thị mang thương hiệu Sài Gòn Co-opmart.

Các siêu thị khác trong thành phố chưa coi trọng đúng mức công tác quản trị nguồn nhân lực ngay từ đầu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nhà quản trị đã ý thức được vai trò quan trọng của con người trong hoạt động kinh doanh của siêu thị, số lượng lao động đã qua đào tại của các siêu thị đều đã được nâng lên. Ngoài hệ thống siêu thị của Sài Gòn Co-opmart, một vài siêu thị có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lớn như sau:

- Tenmart : tỷ lệ 76,9% (50/65 lao động). - Siêu thị Maximark : tỷ lệ 50,4% (55/109 lao động).

Với việc chú trọng trong công tác quản trị nguồn nhân lực của các siêu thị đang hoạt động trên thị trường Tp.HCM đã nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đội ngũ nhân viên bán hàng. Đồng thời từ đó cũng đã góp phần tạo nên phong cách văn minh, tiến bộ trong hoạt động thương mại của loại hình kinh doanh bán lẻ là siêu thị.

2.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ ĐỘNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ

2.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

2.3.1.1 Môi trường chính trị và pháp luật

So với các quốc gia trên thế giới, nhìn chung tình hình chính trị của nước ta là tương đối ổn định. Bên cạnh đó, Nhà nước Việt Nam chủ trương duy trì nền kinh tế nhiều thành phần một cách lâu dài, chính sách đầu tư với nhiều ưu đãi, thông thoáng… Đây thực sự là yếu tố thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư để đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung và mở rộng hoạt động của hệ thống siêu thị.

Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp kích cầu, nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo, nhiều cải cách trong thủ tục hành chính, nhiều đổi mới trong hệ thống tiền lương… tất cả những yếu tố này đã và đang có nhiều tác động tích cực kích thích gia tăng nền sản xuất, nâng cao mức sống của người dân và theo đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động siêu thị.

Mặc dù, đang từng bước hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế nhưng hiện tại hệ thống luật pháp của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, nhất quán và việc thực thi pháp luật chưa thật sự nghiêm túc. Một số tệ nạn vẫn còn tồn đọng như: tệ buôn lậu, trốn thuế, hàng gian, hàng giả… Những vấn nạn này đã tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, gây không ít khó khăn, bất lợi cho các nhà kinh doanh.

2.3.1.2 Môi trường kinh tế

Các yếu tố trong môi trường kinh tế thật sự có nhiều tác động lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, kể cả sự phát triển của ngành thương mại trong đó có cả loại hình bán lẻ là siêu thị. Sự phát triển ổn định của nền kinh tế sẽ là nền tảng vững chắc trong phát triển của hoạt động thương mại. Theo thống kê của Sở Thương mại Tp.HCM, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố trong sự gia tăng trong chỉ số kinh tế này của cả nước được tổng hợp như sau:

Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng

GDP (%) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Cả nước 9.3 8.2 5.8 4.8 6.8 6.9 7.1 7.3 7.7

Tp.HCM 14.6 12.1 9.2 6.2 10.3 11.8 13.6 17.6 20.4

Nguồn: Sở Thương mại Tp.HCM tháng 08/2005

Trong sự phát triển trong tổng sản phẩm nội địa của thành phố cũng góp phần từ sự phát triển của khu vực kinh tế dịch vụ. Tốc độ phát triển tổng sản phẩm nội địa trong khu vực kinh tế này của Tp.HCM cũng đã có bước phát triển đều đặn, cơ cấu tỷ trọng của lĩnh vực này cũng khá ổn định và được thống kê như sau:

Bảng 6: Tỷ trọng GDP từ dịch vụ/tổng GDP Tổng GDP (tỷ đồng) GDP từ dịch vụ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1996 45.545 25.959 57,0 1997 52.765 29.748 56,4 1998 61.226 33.749 55,1 1999 68.752 37.074 53,9 2000 75.863 39.929 52,6 2001 84.852 44.067 51,9 2002 96.403 49.711 51,6 2003 113.326 55.873 49,3 2004 136.488 68.349 50,1

Nguồn: Sở Thương mại Tp.HCM tháng 08/2005

Nhận xét: Qua hai bảng thống kê trên, rõ ràng kinh tế tăng trưởng góp phần

làm sản xuất phát triển, hàng hóa phong phú đa dạng, mức sống nâng cao, nhu cầu tăng cao và tất yếu hệ thống phân phối cũng đạt được sự tăng trưởng tương ứng.

Cùng với sự tăng trưởng của tổng sản phẩm nội địa, tổng mức bán lẻ cũng đạt được tốc độ phát triển như sau:

Biểu đồ 6: Tổng mức bán lẻ tại Tp.HCM Đvt: tỷ đồng 41.337 44.127 53.304 54.951 57.988 62.320 71.721 77.971 90.514 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Nguồn: Sở Thương mại Tp.HCM tháng 08/2005

Tốc độ tăng trưởng GDP của Tp.HCM luôn gia tăng đáng kể so với cả nước. Tốc độ phát triển của Tp.HCM ngày càng mạnh, đồng thời xu hướng hội nhập thực sự là cơ hội đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, với chính sách lãi suất hợp lý, tỷ lệ lạm phát chấp nhận được đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hàng hóa trong nước sẽ gia tăng, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng nhiều, góp phần hoạt động thương mại thêm phong phú, đa dạng và siêu thị cũng lớn mạnh hơn.

2.3.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội

Các yếu tố trong môi trường văn hóa – xã hội có ảnh hưởng đến lối sống, thị hiếu, tập quán và xu hướng tiêu dùng của người dân. Sự tác động của các yếu tố trong mối trường văn hóa – xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế. Vì vậy, trong lĩnh vực thương mại cũng như trong kinh doanh siêu thị, việc phân tích các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp.

Hiện nay, mức sống của người dân cả nước nói chung cũng như người dân Tp.HCM nói riêng đều đang từng bước được cải thiện và nâng cao. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình vào năm 2002 và 2004, mức sống của người dân Tp.HCM được thống kê như sau:

Bảng 7: Thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng tại Tp.HCM Đvt: ngàn đồng 2001 2002 2002 2004 Toàn thành - Nội thành - Ngoại thành 864 942 506 904 987 549 985 1.073 631 1.103 1.184 717 Theo nhóm

- Nhóm 1 - Nhóm 2 - Nhóm 3 - Nhóm 4 - Nhóm 5 277 493 678 956 1.887 316 525 721 1.008 1.952 357 572 784 1.073 2.204 412 633 854 1.148 2.462 Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM tháng 08/2005

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, tuy Việt Nam vẫn còn là nước nghèo trên thế

giới nhưng những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của toàn quốc cũng như của người dân Tp.HCM cũng đã gia tăng, cải thiện đời sống xã hội. Trong mức thu nhập bình quân đó, mức chi tiêu của người dân cũng được nâng dần lên qua các năm như sau:

Biểu đồ 7: Mức chi tiêu của người dân Tp.HCM

Đvt: đồng/người/tháng 595.164 674.630 752.131 822.843 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2001 2002 2003 2004 Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM tháng 08/2005

Trong tổng mức chi tiêu bình quân tháng của người dân Tp.HCM, cơ cấu chi tiêu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 8: Cơ cấu chi tiêu của người dân tại Tp.HCM

Đvt: %

2001 2002 2003 2004

Chi ăn, uống, … 52,8 51,4 50,0 47,9

Chi nhà, điện, nước 9,6 8,1 7,7 7,7

Chi thiết bị, đồ dùng 4,0 6,0 6,5 6,3

Chi may mặc 5,7 6,1 6,4 6,6

Chi học hành 7,4 7,3 7,4 7,7

Chi y tế 5,2 5,5 5,6 6,0

Chi vui chơi, giải trí 4,0 3,2 3,7 3,9

Chi khác 1,7 2,1 2,3 3,0

Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM tháng 08/2005

Sự tăng trưởng trong các yếu tố thu nhập bình quân, mức chi tiêu của người dân thành phố cũng đã tác động đến cơ cấu chi tiêu của họ. Ngày nay, khi mức sống nâng cao hơn, các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, …, nhà ở, điện nước giảm dần và thay vào đó xu hướng tiêu dùng cho các nhu cầu cao hơn được gia tăng đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi đáng kể cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của siêu thị tại thành phố trong giai đoạn sắp tới.

2.3.1.4 Môi trường tự nhiên

a. Về dân số

Tuy đã thực hiện nhiều chính sách trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình nhưng nhìn chung dân số Việt Nam cũng vẫn có sự gia tăng, là một nước có cơ cấu dân số trẻ, đây thực sự là tiềm năng lao động lớn cho xã hội và tất yếu cũng là tiềm năng lớn trên thị trường tiêu dùng. Tốc độ gia tăng dân số Tp.HCM được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 8: Tốc độ gia tăng dân số Tp.HCM

Đvt: ngàn người 4748 4852 4958 50645249 5449 5659 58676063 6174 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 06/2005

Tốc độ gia tăng dân số tại Tp.HCM trong thời gian vừa qua tuy không nhiều nhưng Tp.HCM vẫn là một thành phố đông dân trong cả nước. Trong số đó, tỷ lệ phân bổ thành thị, nông thôn tại Tp.HCM là khá cao. Phần lớn người dân tại Tp.HCM với khoảng gần 80% sống ở nội thành, số ít còn lại sống ở ngoại thành. Bên cạnh đó, trong một vài năm gần đây, với sự phát triển của thành phố, việc mở rộng nội thành, phân chia một số quận huyện mới để thuận lợi cho trong quản lý cũng như phát triển hơn. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp hoạt động kinh doanh của siêu thị có điều kiện thuận lợi mở rộng phát triển hơn.

b. Về cơ sở hạ tầng

Nhìn chung hệ thống giao thông của cả nước và của thành phố còn nhiều vấn đề bất cập. Đường giao thông xuống cấp, dân số quá đông, phương tiện giao thông cá nhân khá phổ biến, phương tiện giao thông công cộng hạn chế, nạn kẹt xe, tắc đường thường xuyên xảy ra vào giờ cao điểm… là những vấn đề gây khó khăn trong việc đi mua sắm tại các siêu thị của khách hàng. Điều này hạn chế khả năng thu hút khách hàng và mở rộng địa bàn hoạt động các siêu thị.

Một phần của tài liệu 303590 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)