Giới hạn năng lực cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam (Trang 42 - 43)

- Một trong những đặc điểm cơ bản của DNNVV ở nước ta là năng lực tài chính nhỏ bé, quy mô sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến giá thành sản xuất cao. Năng lực tài chính hạn chế dẫn đến khó khăn khi muốn triển khai các chương trình dự án mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản trị, tái cấu trúc lại doanh nghiệp… nên không nâng cao được năng lực cạnh tranh. Phần lớn DNNVV ở Việt Nam được "nâng cấp" từ hộ kinh doanh cá thể, với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, thói quen làm việc theo kiểu "thuận tiện", chất lượng hàng hóa, dịch vụ thấp, nên khả năng cạnh tranh yếu.

- Người tiêu dùng Việt Nam sau một thời kỳ bao cấp kéo dài, hàng hóa khan hiếm, hàng sản xuất trong nước vừa thiếu, vừa kém chất lượng; nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu còn xảy ra nhiều… từ đó hình thành tâm lý chuộng hàng ngoại. Nhiều doanh nghiệp trong nước dù đầu tư sản xuất hàng có chất lượng tương tự hàng ngoại thì cũng phải bán với giá cả thấp hơn, phải mất nhiều thời gian mới chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Đây cũng là nhân tố làm giảm năng lực cạnh tranh của DNNVV.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp lớn, các công ty nước ngoài với nhiều kinh nghiệm về marketing, quảng bá sản phẩm... nên thường dễ dàng đánh bật hàng hóa của DNNVV ra khỏi thị trường truyền thống. Buộc DNNVV muốn giữđược thị trường phải hạ giá sản phẩm, nhưng đây là điều không dễ dàng, vì không ai có thể bán hàng thấp hơn giá thành sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam (Trang 42 - 43)