Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn về giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực TP.Hồ Chí Minh (Trang 78 - 95)

- Thực tiễn cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là quy mô tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, đã vượt ra ngoài khả năng kiểm soát các rủi ro tín dụng và năng lực đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin tín dụng toàn diện, chất lượng và kịp thời của CIC. Chính NHNN cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng thì một cơ quan như CIC chưa thể đáp ứng đầy đủ được. Việc ra đời các trung tâm TTTD tư nhân có thể bổ sung cho các trung tâm tín dụng công bằng cách mở rộng diện thu thập và lưu giữ thông tin vay nợ sang nhiều loại đối tượng, công ty và cá nhân mà các trung tâm tín dụng công hiện nay không đảm nhận hết được.

- Theo NH Thế giới (WB), các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân được hình thành do những nhu cầu của thị trường, thường hoạt động tốt hơn các trung tâm thông tin tín dụng công trong việc hỗ trợ cho các giao dịch tín dụng. Các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn rộng rãi – các nhà cung cấp tín dụng thương mại, người bán lẻ, tòa án và các công ty cung ứng dịch vụ – và các thông tin này có thời hạn lưu trữ dài hơn. Do đó, kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện quy chế để thành lập các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, đặc biệt tập trung đối tượng DNVVN và cá nhân.

- Việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NH còn nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin (như tình hình tài chính, kinh doanh, tài sản, uy tín...) còn nhiều hạn chế. Hiện nay mới chỉ có 1 công ty vietnamnet được thành lập, hoạt động chưa hoàn thiện, do đó chưa thể sử dụng kết quả khi phân tích. Chính phủ cần sớm giao cho bộ tài chính ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của công ty xếp hạn tín nhiệm.

- Hiện nay, các DN Việt Nam thường có 2 – 3 hệ thống kế toán sổ sách, 1 dành cho cơ quan thuế, 1 dành cho NH, và 1 báo cáo thực tế. Vì nhiều lý do: tâm lý muốn tránh thuế, sự quản lý yếu kém của cơ quan thuế, chế độ chứng từ hoá đơn chưa phù hợp gây nhiều bất lợi cho DN, trình độ và đạo đức của cán bộ thuế… Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hoá đơn để giúp các DN tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho báo cáo tài chính DN. Vừa tạo nguồn thu ngân sách, giúp tăng cường công tác quản lý số liệu thống kê DN. Đồng thời, tại điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động DNVVN, nhất là về tình hình tài chính, giúp việc xem xét cho vay của NH có cơ sở và thuận lợi hơn.

- Xây dựng hệ thống thông tin thống nhất về DNVVN, một mặt giúp cho quá trình hậu kiểm hoạt động của DNVVN sau đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin cho các nhà tài trợ, cơ quan quản lý. Mặt khác cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, chính sách, thông tin về công nghệ, nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước cho các DNVVN, giúp các DN tiếp cận nhanh, kịp thời các cơ hội kinh doanh.

- Phối hợp, kiến nghị Cơ quan Nhà nước có liên quan: tòa án, thi hành án, bộ, ngành, cơ quan địa phương tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ quá trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ tồn đọng cho NH.

KẾT LUẬN: căn cứ những tiêu chuẩn về quản trị rủi ro theo quy định của hiệp ước Basel II, kinh nghiệm của những NHTM Việt Nam đã chuyển đổi mô hình trước, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng DNVVN tại NHNo khu vực TPHCM, tình hình phát triển của TPHCM và kinh nghiệm làm việc cá nhân. Chương 3 đã trình bày một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNo khu vực TPHCM và để ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mực của quốc tế để đảm bảo an toàn tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo.

KẾT LUẬN

Khủng hoảng tài chính của Châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt đầu từ phố Walls của Mỹ…dù do nhiều nguyên nhân nhưng căn bản nhất vẫn là do hoạt động tín dụng của hệ thống NH. Với cường quốc tài chính như Mỹ nhưng vẫn lâm vào khủng hoảng trầm trọng do các khoản nợ cho vay dưới chuẩn vì khả năng đánh giá rủi ro không chính xác, không có kịch bản đối phó cho trường hợp khủng hoảng toàn diện.

Nói riêng tại Việt Nam, từ những vụ án liên quan đến tín dụng ngân hàng như Epco Minh Phụng, hoặc những vụ việc cho vay không đúng quy trình gây thất thoát tài sản cho NH. Đều xuất phát từ công tác quản trị rủi ro tín dụng không hiệu quả, chặt chẽ.

Điều đó cho thấy, trong điều kiện kinh tế phát triển không ngừng, dù đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, nhưng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chưa bao giờ là đủ. Với tác động sâu rộng và mạnh mẽ của rủi ro tín dụng, tùy từng giai đoạn mức độ phát triển, mà NH phải luôn củng cố hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn tài chính cho NH.

Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày sơ lược về các dạng rủi ro mà NH phải đối mặt trong quá trình hoạt động, tập trung phân tích kỹ về rủi ro tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, với phần phân tích thực trạng hoạt động và phát triển củc đối tượng khách hàng chủ đạo của NH là DNVVN, thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo khu vực TPHCM.

Từ đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp NHNo ngày càng hoàn thiện khả năng quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng DNVVN, đồng thời kiến nghị các ban ngành hữu quan có các hướng giải pháp để tạo điều kiện cho NH tăng cường khả năng quản trị rủi ro tín dụng.

Điểm căn bản chính là NHNo, cần xây dựng rõ chính sách hoạt động, chính sách tín dụng cụ thể từng thời kỳ và có định hướng theo xu hướng phát triển kinh tế xã

hội, đồng thời phổ biến đến từng CBTD để từ đó có định hướng cho vay hợp lý. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện mô hình và quy trình quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo cấp tín dụng chặt chẽ, khách quan, khoa học. Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố như đào tạo nhân sự, phát triển công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập phân tích thông tin… Từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, để nâng cao chuẩn an toàn cho bản thân NH, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là yêu cầu sống còn của NHNo nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập.

Với kiến thức đã được thu nhận từ nhà trường, nghiên cứu thực tế, kinh nghiệm làm việc bản thân và sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Trần Huy Hoàng, tác giả luận văn đã trình bày vấn đề về giải pháp quản trị rủi ro tín dụng DNVVN tại NHNo khu vực TPHCM.

Chân thành cảm ơn nhà trường, thầy cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức. Cơ quan đang làm việc là NHNo&PTNT Chi nhánh Tân Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả trong quá trình viết luận văn. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, bạn bè để luận văn ngày càng được hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Việt Bảo, “Quy định an toàn và quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng Việt Nam”. Tạp chí ngân hàng, (số 17 tháng 9-2008), trang 23-25.

2. PGS TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội.

3. Bùi Duy Hưng, “Bài học kinh nghiệm về đo lường rủi ro tín dụng từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ”, Tạp chí ngân hàng, (số 18 tháng 9-2008), trang 59-62. 4. TS Lê Thị Mận và Ths Hồng Thị Lan Phương, “Rủi ro tín dụng và quản lý

rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM”. Tạp chí phát

triển kinh tế, (Số 187 tháng 05-2006).

5. Bùi Thị Kim Ngân, “Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (Số Chuyên đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro năm 2005).

6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2006 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tòan trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh TPHCM (2008), Báo cáo tín

dụng ngân hàng đối với DNVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2005, 2006, 2007), Báo cáo thường niên.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng.

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2007), Tài liệu tập huấn chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2007), Tài liệu thội thảo xây dựng chiến lược đối tượng đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT địa bàn TPHCM..

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2006), Tổng kết 5 năm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (2001-2006).

14. NHNo&PTNT Việt Nam – Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam (2005, 2006, 2008, T6/2008), Báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh khu vực miền Nam. 15. NHNo&PTNT Việt Nam – Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam (2008), Báo

cáo sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008 các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn TPHCM.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chấm điểm chỉ tiêu tài chính DN:

STT Chỉ tiêu Công thức tính Giải thích theo mã

trên BCTC

I Chỉ tiêu thanh khoản

1 Khả năng thanh toán hiện

hành

= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn 100 CĐKT/310 CĐKT

2 Khả năng thanh toán

nhanh

= (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

(100 – 140) CĐKT/ 310 CĐKT

3 Khả năng thanh toán tức

thời

= Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

110 CĐKT/310 CĐKT

II Chỉ tiêu hoạt động

4 Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Tài sản ngắn

hạn bình quân

10KQKD/ 100* CĐKT

5 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn

kho bình quân

11 KQKD/140* CĐKT

6 Vòng quay các khoản

phải thu

= Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân

10 KQKD/ 130* CĐKT

7 Hiệu suất sử dụng tài sản

cố định

= Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân

10 KQKD/ 220* CĐKT

III Chỉ tiêu đòn cân nợ

8 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản x 100% 300 CĐKT/ 270 CĐKT 9 Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu x 100% 330 CĐKT/ 400 CĐKT IV Chỉ tiêu thu nhập

10 Lợi nhuận gộp/ Doanh

thu thuần

= Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ/ Doanh thu

“Nguồn: Tài liệu tập huấn hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam 2007”

Ghi chú:

“*”: Số dư đầu kỳ cộng số dư cuối kỳ / 2

Chỉ tiêu: 1, 5, 6, 7, 14: nếu mẫu số bằng 0 => tính điểm cao nhất ở chỉ tiêu này

Phụ lục 2: GDP các khu vực kinh tế tại TPHCM tính đến tháng 6/2008 Khu vực Giá trị (Đvt: tỷ đồng)

1. Khu vực nông, lâm, thuỷ sản 1,424

2. Khu vực công nghiệp 59,469

a. Công nghiệp 53,999

b. Xây dựng 5,470

3. Khu vực dịch vụ 60,549

a. Thương nghiệp 17,658

b. Khách sạn, nhà hàng 8,358

c. Vận tải, bưu điện 9,879

d. Ngành khác 24,654

(Nguồn: Báo cáo số liệu kinh tế xã hội của Cục Thống kê TPHCM tháng 6/2008) thuần x 100%

11 Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh/ Doanh thu thuần

= Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chi phí quản lý DN/ Doanh thu thuần x 100%

(20 – 24 – 25) KQKD

12 Suất sinh lời của vốn chủ

sở hữu

= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân x 100%

60 KQKD/ 410* CĐKT

13 Suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài

sản bình quân x 100%

60 KQKD/ 270* CĐKT

Khả năng thanh toán lãi vay

= (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/Chi phí lãi vay x 100%

(50 + 30) KQKD/ 23 CĐKT

Phụ lục 3: Phân loại khoản vay và hình thức cấp tín dụng, kiểm soát theo loại

Loại Mức độ rủi ro Đặc điểm Cấp tín dụng Giám sát khi

khi cho vay AAA:

Loại tối ưu

Thấp nhất - Tình hình tài chính mạnh

- Năng lực cao trong quản trị

- Hoạt động đạt hiệu quả cao

- Triển vọng phát triển lâu dài

- Vững vàng trước những tác động

của môi trường kinh doanh

- Đạo đức tín dụng cao

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp đảm bảo tiền vay (có thể cho vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ, nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ khách hàng

AA: Loại ưu

Thấp - Khả năng sinh lời tốt

- Hoạt động hiệu quả và ổn định

- Quản trị tốt

- Triển vọng phát triển lâu dài - Đạo đức tín dụng tốt

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp đảm bảo tiền vay (có thể cho vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng A: Loại tốt Thấp - Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định

- Hoạt động hiệu quả

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông

- Quản trị tốt

- Triển vọng phát triển tốt - Đạo đức tín dụng tốt

hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về các biện pháp đảm bảo tiền vay (có thể cho vay tín chấp)

tin

BBB: Loại khá

Trung bình - Hoạt động hiệu quả và có triển

vọng trong ngắn hạn

- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính, có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.

Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế, tính hiệu quả kho cho vay dài hạn

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin BB: Loại trung bình khá

Trung bình - Tiềm lực tài chính trung bình, có

những nguy cơ tiềm ẩn.

- Hoạt động kinh doanh tốt trong

hiện tại nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung

Hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp đảm bảo tiền vay hiệu quả Chỉ cho vay mới hay cho vay dài hạn khi đánh giá kỹ chu kỳ kinh tế, tính hiệu quả khả năng trả nợ

Chú trọng kiểm tra sử dụng vốn vay, tình hình tài sản đảm bảo

của phương án vay vốn B: Loại trung bình Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn về giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực TP.Hồ Chí Minh (Trang 78 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)