Tác động của sáng kiến đối với các n−ớc ASEAN

Một phần của tài liệu Phát triển một trục hai cánh , nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt-Trung (Trang 67 - 69)

Mặc dù sáng kiến “Cực tăng tr−ởng mới ASEAN – Trung Quốc” mới chỉ là ý t−ởng của Trung Quốc, nh−ng điểm đáng chú ý là khái niệm vịnh Bắc Bộ đã đ−ợc mở rộng, phạm vi bao quát không chỉ gồm Việt Nam – Trung Quốc, hai n−ớc đ−ơng nhiên có chủ quyền tại đây, mà còn gồm một số quốc gia láng giềng cách biển khác thuộc ASEAN nh− Malaixia, Singapore, Indonexia, Phillipin và Bruney. Từ việc mở rộng khái niệm vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc đã đẩy hợp tác vịnh Bắc Bộ lên một mức cao mới và là trọng tâm quan trọng cũng nh− khó khăn nhất của sáng kiến nói trên.

Khi tham gia vào sáng kiến hợp tác này, các n−ớc ASEAN sẽ có đ−ợc những cơ hội và phải đối mặt với những thách thức sau:

Cơ hội:

Tr−ớc hết, trong xu thế chung của thời đại là tăng c−ờng liên kết và hợp tác, “Cực tăng tr−ởng mới ASEAN - Trung Quốc” tạo cho các n−ớc một không gian hợp tác kinh tế mới vừa rộng vừa sâu.

Thứ hai, với sáng kiến này, các n−ớc ASEAN và Trung Quốc có cơ hội đẩy mạnh hợp tác với nhau, từ đó làm tăng sự “song trùng lợi ích” và tính “phụ thuộc lẫn nhau”, giảm thiểu bất đồng và nguy cơ xung đột.

Cuối cùng, với sáng kiến này, các n−ớc có thêm một kênh mới để kêu gọi

đầu t− của các đối tác phát triển nh− Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) và

Ngân hàng Thế giới (WB) vào phát triển cơ sở hạ tầng, mạng l−ới đ−ờng giao thông, thông tin, viễn thông.

Thách thức:

Tr−ớc hết về mặt chủ quyền, đây là thách thức lớn nhất mà các n−ớc phải

tính đến. Nếu không tỉnh táo, các n−ớc ASEAN sẽ rất dễ bị quá trình hợp tác kinh tế với Trung Quốc “ru ngủ” mà quên đấu tranh về chủ quyền. Nhất là từ x−a đến nay, Trung Quốc luôn áp dụng chính sách “gặm nhấm” về lãnh thổ. Do đó, một mặt Trung Quốc sẽ tăng c−ờng hợp tác kinh tế với các n−ớc ASEAN, tạo nhiều lợi ích để xoa dịu sự đấu tranh của các n−ớc này, mặt khác sẽ từng b−ớc lấn chiếm toàn bộ khu vực biển Đông (nhất là các quần đảo Tr−ờng Sa và Hoàng Sa).

Về mặt kinh tế, Trung Quốc chủ tr−ơng lôi kéo các n−ớc ASEAN (cả n−ớc không có đòi hỏi về chủ quyền đối với biển Đông nh− Singapore) vào hợp tác biển Đông theo ph−ơng châm “tạm gác tranh chấp, cùng khai thác”, hình thành một sự liên kết kinh tế trong đó bên đ−ợc h−ởng lợi nhiều nhất là Trung Quốc. Các n−ớc ASEAN qua đó sẽ ngày càng bị ảnh h−ởng bởi Trung Quốc và trở nên phụ thuộc hơn vào nền kinh tế này.

Trên thực tế, sự phát triển bị coi là “quá nóng” của kinh tế Trung Quốc thời gian qua đã tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Trung Quốc chỉ chiếm 8% GDP toàn thế giới (năm 2008), nh−ng lại tiêu thụ tới 19% sản l−ợng dầu mỏ, 21% sản l−ợng xi măng và gần 30% sản l−ợng thép toàn thế giới... Hiện t−ợng giá một loạt nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nh− hạt nhựa, clinke (sản xuất xi măng), dầu mỏ, phôi thép, than cốc (luyện thép), sợi dệt, bột giấy, armoniac (sản xuất phân bón)... thời gian qua tăng mạnh trên thị tr−ờng thế giới đều có chung nguyên nhân do sức hút mạnh từ thị tr−ờng Trung Quốc. Nh− vậy có nghĩa là Trung Quốc đang tạo ra những hiệu ứng rất mạnh với các nền kinh tế.

Nếu ASEAN trở thành khu vực ảnh h−ởng của Trung Quốc thì sẽ rơi vào tình thế hết sức bất lợi, vì khi đó các đối tác khác nh− Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản sẽ phải dè dặt hơn trong quan hệ với ASEAN, và do đó ASEAN sẽ mất cơ hội hợp tác với những đối tác này. Chính vì điều đó, các n−ớc ASEAN chắc chắn sẽ tìm mọi cách để làm giảm sự ảnh h−ởng của Trung Quốc.

Về mặt chính trị- quân sự, từ sự phụ thuộc về mặt kinh tế, các n−ớc ASEAN sẽ bị lệ thuộc vào Trung Quốc cả về mặt chính trị và quân sự.

Nh− vậy có thể thấy, việc tham gia vào sáng kiến này đối với các n−ớc ASEAN đ−a lại nhiều thách thức, nhiều rủi ro hơn là cơ hội. Hơn nữa, hiện giữa Trung Quốc và ASEAN đã có một khuôn khổ hợp tác lớn là ACFTA, Hiệp định Th−ơng mại Hàng hóa trong ACFTA đã đ−ợc ký kết; ASEAN đang đàm phán Hiệp định Th−ơng mại Dịch vụ, thảo luận về các nội dung liên quan đến Hiệp định Đầu t− và Hợp tác Kinh tế. Khuôn khổ này đã tạo nên một không gian đủ

rộng và sâu để Trung Quốc và ASEAN phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, th−ơng mại. Vậy một câu hỏi đ−ợc đặt ra là: liệu giữa Trung Quốc và các n−ớc ASEAN có cần thiết phải có thêm một khuôn khổ hợp tác nữa là “Cực tăng tr−ởng mới ASEAN - Trung Quốc” hay không? Đối chiếu điều này với những ý đồ của Trung Quốc nh− phân tích ở phần trên có thể thấy, Trung Quốc rõ ràng muốn nhiều hơn hợp tác kinh tế đơn thuần.

Một phần của tài liệu Phát triển một trục hai cánh , nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt-Trung (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)