Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn: QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM SINH THÁI VÀ TIẾN HÓA KẾT HỢP VẬN DỤNG TIẾP CẬN SINH HỌC HỆ THỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10) doc (Trang 84 - 87)

3.2.1. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc thực hiện từ ngày 08/02/2010 đến ngày 29/4/2010. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với 4 bài trong phần SH VSV (SH 10 - chƣơng trình chuẩn), bao gồm các bài trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các bài dạy thực nghiệm Bà

i

Tên bài

22 Dinh dƣỡng, chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở VSV 23 Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV

27 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của VSV 33 Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật

Tất cả các bài đƣợc dạy trong học kì II của lớp 10.

3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm

3.2.2.1. Chọn trường TN

Các trƣờng TN phải có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học tƣơng đối đồng đều so với các trƣờng khác trong cùng địa phƣơng. Dựa vào tiêu chí trên chúng tôi đã lựa chọn đƣợc hai trƣờng đó là trƣờng THPT Lƣơng Phú và trƣờng THPT Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi chọn trƣờng TN (trƣờng THPT Lƣơng Phú và trƣờng THPT Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên). Chúng tôi đã thống kê toàn bộ lớp 10 của cả 2 trƣờng, tiến hành điều tra qua GV chủ nhiệm lớp về số lƣợng, chất lƣợng HS để quyết định lựa chọn các lớp tham gia TN.

Sau khi điều tra, chúng tôi đã chọn đƣợc ở hai trƣờng 4 lớp, trong đó có 2 lớp TN và 2 lớp ĐC. Việc dạy TN do cô giáo Nguyễn Thu Tƣ (trƣờng THPT Lƣơng Phú) và cô giáo Đặng Thị Tố Nhƣ (trƣờng THPT Phú Bình) tiến hành.

Tính đồng đều về kết quả học tập môn SH giữa lớp TN và lớp ĐC đƣợc xác định qua thống kê kết quả học của HS trong học kì I của năm học 2009 - 2010.

Trƣớc khi tiến hành TNSP, chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các GV dạy thực nghiệm về mục đích và nội dung TN, thống nhất nội dung, phƣơng tiện và phƣơng pháp dạy từng bài.

Bố trí lớp TN và lớp ĐC do cùng một GV dạy, chỉ khác nhau ở chỗ:

- Các lớp TN: dạy học theo quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận SHHT.

- Các lớp ĐC: dạy bình thƣờng theo tuần tự SGK.

Sau mỗi bài TN có kiểm tra, đánh giá đồng thời kiểm tra độ bền kiến thức bằng bài kiểm tra 45 phút sau TN chính thức. Việc kiểm tra tiến hành ở cả 2 khối lớp TN và đối chứng với cùng thời gian, cùng đề và cùng biểu điểm.

3.2.2.3. Tổ chức TNSP

Thực nghiệm đƣợc tiến hành vào học kì II năm học 2009 – 2010 tại trƣờng THPT Lƣơng Phú và THPT Phú Bình. Thực nhiệm với 2 lớp ĐC (gồm 98 HS) và 2 lớp TN (gồm 99 HS). Thông tin thu đƣợc từ TN giúp chúng tôi rút kinh nghiệm về nội dung và phƣơng pháp dạy TN, từ đó rút ra đƣợc những kết luận sơ bộ về việc quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận SHH trong dạy học SH VSV.

Kết quả TN đƣợc phân tích để rút ra những kết luận mang tính khách quan. Phân tích số liệu thu đƣợc từ TN bằng phần mềm Microsoft Excel. Lập bảng phân phối TN, tính giá trị trung bình và phƣơng sai của các mẫu. So sánh giá trị trung bình để đáng giá khả năng hiểu bài và nhận thức của HS, đồng thời phân tích phƣơng sai để khẳng định yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của HS.

* Tính giá trị trung bình ( ) và phƣơng sai (S2 )

Giá trị trung bình và phƣơng sai của mỗi mẫu đƣợc tính một cách nhanh chóng và chính xác bởi hàm fx trên thanh công cụ của phần mềm Excel.

* So sánh giá trị trung bình và kiểm định bằng giả thuyết H0 với tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn

Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể.

Nếu |U| < 1,96 thì X TN, X ĐC chƣa khác nhau một cách rõ rệt, giả thuyết H0 đƣợc chấp nhận.

Nếu |U| > 1,96 thì X TN, X ĐC khác nhau một cách rõ rệt. Hai kết quả nghiên cứu không thể xem là nhƣ nhau, điều đó có nghĩa là mẫu nào có X lớn hơn thì có chất lƣợng cao hơn.

* Phân tích phƣơng sai

Kết quả của quá trình TNSP thƣờng chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Để xác định đƣợc ảnh hƣởng của một nhân tố nào đó, ngƣời ta thƣờng bố trí sao cho chỉ có một nhân tố TN làm thay đổi, còn các nhân tố khác là giống nhau giữa lớp TN và lớp ĐC. Phân tích phƣơng sai là xác định ảnh hƣởng của các nhân tố đến kết quả TNSP.

Đặt giả thuyết HA về sự bằng nhau của các trung bình tổng thể của các cấp nhân tố A. Có nghĩa là X TN, X ĐC thuần nhất. Nếu kết FA > Fchuẩn, giả thuyết HA bị bác bỏ, nghĩa là các số trung bình mẫu không thuần nhất. Khi giả thuyết

HA bị bác bỏ thì mẫu nào có phƣơng sai nhỏ hơn, X sẽ có chất lƣợng tốt hơn. [5].

Một phần của tài liệu Luận văn: QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM SINH THÁI VÀ TIẾN HÓA KẾT HỢP VẬN DỤNG TIẾP CẬN SINH HỌC HỆ THỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10) doc (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)