Trong thời gian tới để có thể tồn tại và phát triển, Công ty nên có đội ngũ nhân viên có Marketing chuyên nghiệp, linh hoạt để tìm hiểu, nắm bắt kịp nhu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang (Trang 79 - 82)

nhân viên có Marketing chuyên nghiệp, linh hoạt để tìm hiểu, nắm bắt kịp nhu cầu, mong muốn hay thay đổi của thị trường xuất khẩu. Đặc biệt phải làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để hổ trợ cho Ban Giám Đốc cùng phòng kế hoạch - kinh doanh có cơ sở để ra quyết định, lập phương án kinh doanh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, giúp Ban Giám Đốc chủ động hơn trong việc mặc cả, thương lượng về các điều kiện của hợp đồng sao cho có lợi nhất.

- Cần nâng cao tay nghề của người lao động, nhằm nâng cao chất lượng gạo hơn nữa. Đồng thời, có chế độ khen thưởng đối với những người lao động có hoạt động tích cực cho công ty.

- Củng cố và hoàn thiện quy trình xuất khẩu đảm bảo đúng tiến độ của hợp đồng ngoại thương, giữ uy tín với khách hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ6.1 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuát kinh doanh cho dù có khoa học và chặt chẽ đến đâu chăng nữa thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân

ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của công ty. Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.

Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Nông Lâm Sản Kiên Giang em nhận thấy rằng công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có chiều hướng ngày càng đi lên.

Ở một số thị trường xuất khẩu, công ty đã có uy tín đặc biệt là thị trường Châu Á: Philippine, Indonexia… và hiện tại công ty đang không ngừng tìm kiếm thị trường mới. Cùng với mặt hàng có ưu thế xuất khẩu là gạo, công ty đang dần bổ sung những mặt hàng nông sản mới, và rồi đây công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản như: tiêu Phú Quốc… Nếu khai thác tốt các mặt hàng, công ty sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ hơn nữa.

Bên cạnh đó, công ty vẫn có vấp phải khó khăn lớn là thiếu vốn, những năm qua công ty sử dụng chủ yếu là vốn vay nên chi phí trả lãi rất cao. Tuy nhiên, năm 2006 vừa qua công ty mới cổ phần hóa, do đó công ty sẽ có thêm vốn để đầu tư vì vậy công ty phải tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh của mình để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

6.2 KIẾN NGHỊ

 Đối với công ty

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các nước cùng kinh doanh mặt hàng nông sản là rất gay go phức tạp, đòi hỏi công ty phải thường xuyên nắm bắt thông tin trong nước cũng như trên thế giới để kịp thời thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Cần có nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào tập trung và thường xuyên hơn để chất lượng gạo đều hơn.

- Công ty cần đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của mình nhiều hơn, đầu tư vào những mặt hàng nông sản khác. Những mặt hàng nào có giá trị gia tăng nhiều công ty cần có hướng đầu tư nhiều.

- Công ty cần có bộ phận Marketing để nghiên cứu thị trường và thăm dò thị trường trước khi có một quyết định quan trọng.

- Cần có chương trình đào tạo ngắn hạn để giúp cán bộ công nhân viên thường xuyên cập nhật thông tin về nghiệp vụ giúp cho công tác xuất khẩu của công ty đạt hiệu quả hơn.

- Cần tích cực thu hồi nợ ngắn hạn bằng cách thường xuyên nhắc nhở khách hàng, cần có chính sách hợp lý để đảm bảo thu được tiền sớm nhất.

 Đối với nhà nước

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ của nền nông sản nước nhà. Vì vậy, cần có chính sách ưu đãi trong xuất khẩu nông sản cũng như sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Nhưng những chính sách đó phải có sự kết hợp của ban ngành trong cả nước để xúc tiến nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

- Cần cập nhật thông tin thường xuyên hơn về nông sản trong nước cũng như trên thế giới để những nhà xuất khẩu có thể nắm bắt kịp thời.

- Ngân hàng nhà nước có thể nghiên cứu về quy chế tín dụng bảo đảm tiền vay, có ưu tiên cho các doanh nghiệp uy tín và tài chính lành mạnh được Hiệp hội lương thực giới thiệu. Hướng dẫn và hỗ trợ khâu thanh toán xuất khẩu, bao gồm chiết khấu trả chậm, bảo lãnh thanh toán để duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới trong trường hợp có khó khăn về bán trả chậm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang (Trang 79 - 82)