Quản lý cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập khẩu tại Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh (Trang 57 - 58)

II/ Thực trạng công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan TP.HCM

1. Giới thiệu về Cục Hải quan TP.HCM

2.2.3. Quản lý cưỡng chế thuế

Sau khi thực hiện các biện pháp đốc thu thuế, hồ sơ nộp thuế đã quá hạn 90 ngày so với ngày cuối cùng được ân hạn thuế nhưng DN vẫn không đến thanh khoản thuế thì Hải quan TP.HCM tiến hành cưỡng chế thuế theo điều 93 của Luật quản lý thuế. Các biệp pháp quản lý được đưa ra là:

hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản. Cục Hải quan TP.HCM thường xuyên liên hệ với Ngân hàng đóng trên địa bàn thành phố để phối hợp hỗ trợ trong công tác đốc thu thu hồi nợđọng thuế;

b. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

c. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của phápluật để

thu đủ tiền thuế, tiền phạt;

d. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

e. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; f. Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

g. Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Các biện pháp cưỡng chế trên chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt được DN nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Trên thực tế, các biện pháp nêu trên không khả thi trong việc thu hồi nợđọng thuế tại TP.HCM. Tại HQ.TPHCM biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập khẩu tại Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)