- Thông tin từ các doanh nghiệp sử dụng thông tin thị tr−ờng
2.3.1. Tr−ớc khi Việt Nam gia nhập WTO
Nh− ta đã biết, trong kinh tế thị tr−ờng, thông tin thị tr−ờng là yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại đối với các th−ơng vụ của doanh nghiệp. Khi Việt Nam ch−a ra nhập WTO, đa số các doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ và ch−a quan tâm đúng mức đến thông tin thị tr−ờng.
Có những tr−ờng hợp doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội mua/bán vì thiếu thông tin thị tr−ờng. Do không có thông tin hay có thông tin nh−ng ch−a đủ để phân tích, đối chiếu, so sánh và ra quyết định nên doanh nghiệp đã bỏ qua cơ hội bán/mua hàng mà nếu thực hiện đ−ợc th−ơng vụ kinh doanh ấy, lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn.
Trong những tr−ờng hợp khác, không phải vì thiếu thông tin mà do thông tin thị tr−ờng đến với doanh nghiệp không cập nhật, không còn mang tính thời sự để doanh nghiệp xử lý và ra quyết định cho th−ơng vụ của mình. Khi đó, cơ hội thị tr−ờng đã qua và kết quả là do thông tin thị tr−ờng đến chậm, doanh nghiệp không thể phản ứng kịp với những diễn biến khó l−ờng của thị tr−ờng khi thực hiện hoạt động của mình.
Ngoài các tr−ờng hợp nêu trên, việc thiếu thông tin liên quan đến các quy định về hàng rào kỹ thuật, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về vấn đề bảo vệ môi tr−ờng…của một quốc gia nào đó đối với việc mua/nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia/khu vực thị tr−ờng khác đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gây hậu quả rất khó l−ờng. Đây cũng là nguyên nhân nảy sinh các vụ khiếu kiện giữa ng−ời mua và ng−ời bán và kết quả là doanh nghiệp sẽ bị thiệt thòi vì không giao đ−ợc hàng, vì chi phí khắc phục các nội dung bị khiếu kiện đối với hàng hóa là t−ơng đối lớn, vì phải chịu thêm chi phí l−u kho bãi để tái chế hàng tại n−ớc nhập khẩu…