Các lựa chọn phát triển.

Một phần của tài liệu Định hướng các giải pháp phát triển thương mại vùng ven biển các tỉnh phía bắc (Trang 73 - 77)

II. Côngnghiệp chế biến 27213.59 thực phẩm và đồ uống 4979

2. Ph−ơng h−ớng phát triển kinh tế x∙ hội vùng ven biển các tỉnh phía Bắc:

2.1. Các lựa chọn phát triển.

Lựa chọn cơ cấu kinh tế theo h−ớng hiện đại, đạt hiệu quả cao.

Xây dựng cơ cấu kinh tế của vùng ven biển các tỉnh phía Bắc (vùng VBPB) đáp ứng yêu cầu tăng tr−ởng nhanh, đạt nhịp độ tăng GDP khaỏng 8- 9%/năm cho cả thời kỳ từ nay đến năm 2010. Đồng thời có khả năng thích ứng nhanh nhạy với thị tr−ờng, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, phù hợp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ trong GDP: Khối công nghiệp - dịch vụ tăng lên trên 80% năm 2010, khối nông lâm nghiệp t−ơng ứng giảm từ xuống d−ới 20%. Các thành phần kinh tế phát triển rộng rãi thu hút mọi nguồn vốn trong xã hội. Thu hút các doanh nghiệp n−ớc ngoài đầu t− mạnh vào vùng VBPB bằng lợi thế về kết cấu hạ tầng và cửa mở phía biển.

Lựa chọn khâu đột phá

Lựa chọn khâu đột phá cho vùng vùng VBPB bao gồm:

- Các khu công nghiệp tập trung (kể cả khu chế xuất) với các ngành công nghiệp hàng đầu nh− điên tử - tin học, cơ khí chính xác, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp...

- Sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng cao cấp; - Du lịch

- Phát triển các trung tâm th−ơng mại và dịch vụ hàng hải, hàng không, tài chính ngân hàng;

- Phát triển các cây trồng, vật nuôi chất l−ợng cao, có khối l−ợng hàng hoá lớn để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu của đô thị (đây thực chất là khâu đột phá cho riêng khu vực nông thôn vùng VBPB)

Vào năm 2010 các khâu đột phá sẽ tạo ra đ−ợc khoảng 42% tổng GDP, 45% tổng thu ngân sách, khoảng 44 - 45% tích luỹ cho đầu t−, thu hút đ−ợc khoảng 35% tổng số lao động xã hội của toàn vùng.

Lựa chọn ph−ơng h−ớng phát triển các ngành và lĩnh vực

Công nghiệp

- Phấn đấu công nghiệp đạt nhip độ tăng tr−ởng giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 16%.

- Trên lãnh thổ vùng VBPB phải nhanh chóng phát triển công nghiệp có hàm l−ợng kĩ thuật, công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi tr−ờng, tạo ra những sản phẩm chất l−ợng tốt, một phần để thay thế hàng nhập khẩu, một phần lớn để xuất khẩu. Phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực tạo nguyên vật liệu trên cơ sở tài nguyên và lợi thế về địa lý của địa bàn. Bên cạnh việc phát triển những loại công nghiệp yêu cầu tập trung, phát triển công nghiệp có khả năng bố trí phân tán nhằm giải quyết việc làm cho số đông dân c−, phát triển những cơ sở công nghiệp quy mô vừa, nhỏ nh−ng có công nghệ tiên tiến.

- Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo h−ớng tiến bộ, hiện đại. Những ngành trọng điểm phát triển là: kĩ thuật điện, điện tử (tỷ trọng giá trị gia tăng so toàn ngành công nghiệp lên khoảng 11% năm 2010); sản xuất thiết bị máy móc, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, lắp ráp - chế tạo ô tô, xe máy (t−ơng ứng tăng lên 12%); sản xuất vật liệu xây dựng (lên 24%); năng l−ợng; luyện cán thép; chế biến l−ơng thực, thực phẩm; công nghiệp dệt, da, may. Ưu tiên phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu nh− vậy sẽ đảm bảo nhịp độ tăng tr−ởng công nghiệp vùng VBPBnh− nêu ở trên.

- Việc phân bố công nghiệp sẽ chuyển mạnh sang phía đ−ờng 18 để dãn bớt sự tập trung quá mức công nghiệp ở tuyến đ−ờng 5. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung. Từ nay đến năm 2010 trên lãnh thổ vùng VBPB sẽ phát triển khoảng 30 khu công nghiệp tập trung, diện tích đất xây dựng

khoảng 10 - 11 nghìn ha. Đó là các khu công nghiệp: Vật Cách, Minh Đức, Đồ Sơn, Cái Lân,...

Dịch vụ

Lĩnh vực dịch vụ sẽ chuyển dịch cơ cấu theo h−ớng phát triển −u tiên th−ơng mại (tỷ trọng giá trị gia tăng th−ơng mại so toàn khối dịch vụ tăng lên 40% vào năm 2010), du lịch (con số t−ơng ứng là: 26%), dịch vụ cảng, tài chính, ngânh hàng, chuyển giao công nghệ. Sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu dịch vụ này sẽ đảm bảo nhịp độ tăng tr−ởng bình quân năm của toàn bộ lĩnh vực dịch vụ từ nay đến năm 2010 khoảng 13%/năm.

* Th−ơng mại: Phát triển th−ơng mại ở vùng VBPB để vùng này là một trung tâm th−ơng mại lớn, nơi phát luồng hàng đi các nơi, đáp ứng nhu cầu của cả vùng Bắc Bộ. Phát triển mạnh cả nội th−ơng và ngoại th−ơng, đ−a tỷ trọng giá trị xuất khẩu của vùng VBPB so cả n−ớc lên khoảng 20% vào năm 2010. Tăng xuất khẩu tại chỗ (chủ yếu nhằm vào phục vụ khách du lịch quốc tế, ng−ời n−ớc ngoài sống tại Việt Nam, các thuỷ thủ tàu n−ớc ngoài...). Xây dựng các trung tâm th−ơng mại tầm cỡ vùng, quốc gia, quốc tế ở Hải Phòng (3 trung tâm), Hạ Long, đảm bảo l−u thông hàng hoá và cung cấp kịp thời cho những nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống. Hình thành các trung tâm triển lãm kết hợp hội chợ ở Hải Phòng, Hạ Long.

* Du lịch: vùng VBPB luôn giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả n−ớc, có thể thu hút đ−ợc khoảng 1/3 l−ợt khách quốc tế đến Việt Nam và khoảng 2 triệu l−ợt khách nội địa vào năm 2010. ở đây sẽ phát triển đa dạng các loại hình du lịch: du lịch thắng cảnh, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ ngơi giải trí, du lịch kết hợp hội nghị, tham quan các cơ sở sản xuất... Hình thành các tuyến du lịch, tr−ớc hết phát triển các tuyến: a) Đồ Sơn - Hạ Long - Yên Tử - Móng Cái - Trà Cổ. b) Hạ Long - Đồ Sơn - Nam Định - Ninh Bình. Mở rộng thêm các tuyến du lịch quốc tế nối Hạ Long, Hải Phòng với các n−ớc. Xây dựng trung tâm du lịch ở Hải Phòng, Hạ Long, Ninh Bình. Xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kĩ thuật cũng nh− kết cấu hạ tầng, gắn khai thác với tôn tạo, duy tu,

bảo d−ỡng và phát triển tài nguyên du lịch, truyền thống văn hoá của dân tộc. Dự báo vào năm 2010 vùng VBPB có khoảng 60 nghìn phòng khách sạn trong đó khoảng 75% đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ số sử dụng phòng từ 50% ở giai đoạn 1993 - 1995 tăng lên khoảng 80% ở giai đoạn 2001 - 2010. Xây dựng lực l−ợng cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, văn hoá cao xem đây nh− một yếu tố quyết định và hình thành tổ chức kinh doanh du lịch hợp lý.

* Tài chính - Ngân hàng: vùng VBPB phải phát triển mạnh đồng bộ cơ sở vật chất cũng nh− kết cấu hạ tầng hệ thống tài chính, ngân hàng, đáp ứng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo nền kinh tế phát triển với nhịp độ khoảng 13 - 14% trong cả giai đoạn từ nay đến năm 2010 thì −ớc tính cần khoảng 507 nghìn tỷ đồng (giá 1994) vốn đầu t−, trong đó có khoảng 70% là nguồn vốn tự có. Nh− vậy, hệ thống tài chính, kho bạc, ngân hàng phải có trách nhiệm quan trọng trong việc huy động vốn đảm bảo quá trình tăng tr−ỏng, phát triển. Hệ thống này phải luôn có quỹ dự trữ cần thiết (khoảng 40% tổng số vốn cần đầu t−) để đáp ứng kịp thời yêu cầu đầu t−. Hệ thống ngân hàng phải đảm bảo l−ợng tiền vào - ra đ−ợc thuận tiện, nhanh gọn, chính xác, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. Phối hợp với các ngành chức năng, mở rộng thị tr−ờng vốn, hình thành thị tr−ờng chứng khoán... đảm bảo có đủ vốn cho nhu cầu phát triển. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống ngân hàng, kho bạc. Phát triển dịch vụ đổi, bán, mua ngoại hói tại các tụ điểm buôn bán và các trung tâm th−ơng mại, du lịch, ...

* Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ nh−: tiếp thị, chuyển giao công nghệ, thông tin, t− vấn, dịch vụ dân sinh, sửa chữa đồ dân dụng...

Nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đ−a tỷ trọng chăn nuôi từ 36% hiện nay lên khoảng 45% vào năm 2010. Phát triển nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá ngày càng hiện đại, nhất là có chất l−ợng sản phẩm cao (sạch, siêu sạch...) đáp ứng nhu cầu của thành phố, khu công nghiệp, dịch vụ, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp tinh chế và sản phẩm xuất khẩu. Lấy hiệu

quả trên từng đơn vị diện tích (tăng nhiều lần so với hiện nay) làm tiêu chuẩn lựa chọn cơ cấu sản xuất và sản phẩm để từ nay đến năm 2010 GDP nông nghiệp giữ đ−ợc nhịp độ tăng tr−ởng trung bình hàng năm khoảng 4% hoặc hơn.

- Phát triển nuôi cá và thuỷ đặc sản n−ớc ngọt, n−ớc lợ; Quảng Ninh và Hải Phòng cần phát triển đánh bắt thủy sản từ ven bờ tiến dần ra khơi xa.

- Phát triển vùng rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ (ở Quảng Ninh), vùng rừng ngập mặn ven biển (Hải Phòng, Quảng Ninh), trồng cây xanh tại các đô thị (Hải Phòng, Hạ Long,...) và cả khu vực nông thôn.

- Phát triển các dải và mảng cây xanh bên trong và ven đô thị, khu công nghiệp, các hàng cây ven đ−ờng ở nông thôn, các dải rừng ven biển phòng hộ và tạo cảnh quan gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái. Công nghiệp hoá, đô thị hoá vẫn giữ đ−ợc đủ màu xanh cho cuộc sống con ng−ời.

Một phần của tài liệu Định hướng các giải pháp phát triển thương mại vùng ven biển các tỉnh phía bắc (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)