Tình hình vốn đầu tƣ cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hoàng hóa ở tỉnh Yên Bái (Trang 73 - 74)

5- Bố cục của luận văn:

2.7- Tình hình vốn đầu tƣ cho nông nghiệp

Đầu tƣ cho sản xuất nông nghiêp: Vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chƣơng trình giống cây trồng, vật nuôi trong 7 năm qua (từ năm 2001 - 2007) đạt gần 170 tỷ đồng; trong đó riêng 2 năm 2006 - 2007 đạt trên 60 tỷ đồng.

Đầu tƣ cho thuỷ lợi: Bằng các nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc, vốn ODA, NGO và nhân dân đóng góp Yên Bái đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 890 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ có hiệu ích tƣới từ 1 ha đến 820 ha; trong đó số công trình đầu mối đã đƣợc kiên cố hoá đạt trên 60%. Tổng nguồn vốn đầu tƣ cho các công trình thuỷ lợi 7 năm qua (từ năm 2001 - 2007) đạt 467.119 triệu đồng; trong đó riêng 2 năm 2006 - 2007 đã đầu tƣ kiên cố hoá và xây dựng mới 202 công trình, với tổng mức đầu tƣ 273.410 triệu đồng [24].

Tuy tổng vốn đầu tƣ cho ngành nông lâm nghiệp trong các năm qua chƣa phải là lớn so với yêu cầu phát triển, song đã đóng góp một phần rất quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và đã đạt đƣợc các thành tựu nổi bật trong những năm vừa qua. Vốn đầu tƣ đã tập trung vào những lĩnh ƣu tiên và có tác dụng trực tiếp, kịp thời giải quyết những khó khăn, hạn chế nhƣ: thuỷ lơị, giống, chế biến nông lâm sản và phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày, có tác dụng phát huy hiệu quả lâu dài, ảnh hƣởng tới nhiều mặt của sản xuất, kinh tế và đời sống xã hội.

Cùng với các nguồn vốn đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn nhƣ: định canh định cƣ, chƣơng trình 135, giao thông nông thôn..., vốn đƣợc đầu tƣ đã phát huy tác dụng, góp phần giải quyết các khó khăn và nhu cầu bức thiết của địa phƣơng, từng bƣớc ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc ít ngƣời trên các địa bàn vùng xa, vùng cao của tỉnh. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn đã đƣợc cải thiện đáng kể.

2.8- Tình hình công tác quy hoạch nông nghiệp

Yên Bái đã có nhiều cố gắng trong công tác quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, hầu hết các lĩnh vực sản xuất chủ yếu đều đã có quy hoạch chi tiết. Đa số các quy hoạch đã bám sát thực tế và có tính khả thi, chất lƣợng quy hoạch nông nghiệp đang đƣợc từng bƣớc nâng lên.

Quá trình tổ chức triển khai thực hiện cơ bản đã bám sát quy hoạch, một số quy hoạch sau khi đƣợc phê duyệt đã đƣợc xây dựng dự án khả thi và lập thiết kế - dự toán, có cơ chế chính sách phù hợp và tích cực trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, nên đã đạt đƣợc hiệu quả nhƣ: quy hoạch sản xuất lƣơng thực, sắn, chè, chăn nuôi, thuỷ lợi ...

Tuy nhiên cũng có một số dự án quy hoạch do dự tính, dự báo chƣa sát, chƣa lƣờng hết đƣợc tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan nên không đƣợc thực hiện hoặc thực hiện chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Mặt khác, trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch cũng còn có những hạn chế, tồn tại nhất là ở các cấp cơ sở dẫn đến có quy hoạch bị phá vỡ hoặc không thực hiện theo đúng quy hoạch đã đƣợc duyệt. Công tác quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ở cấp huyện còn yếu, hầu hết các xã chƣa có quy hoạch phát triển nông nghiệp.

2.9- Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hoàng hóa ở tỉnh Yên Bái (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)