Phân tích khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của khách sạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP "PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN SAĐÉC" (Trang 59 - 60)

Bảng 4.8: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CHÊNH LỆCH

Năm Kế hoạch Thực hiện TH/KH %

2006 1.239.000 1.151.776 (87.224) (7,04) 2007 1.444.400 1.039.577 (404.823) (28,03) 2008 1.768.000 1.327.403 (440.597) (24,92)

(Nguồn: Phòng kế toán)

Kinh doanh có lãi là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp hoạt động, để nắm được tình hình kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động của mình cần có những mục tiêu để phấn đấu.

Dựa vào bảng trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị qua 3 năm phân tích chưa đạt.

Năm 2006, lợi nhuận kinh doanh thực tế là 1.151.776 ngàn đồng trong khi kế hoạch đề ra là 1.239.000 ngàn đồng không hoàn thành là 87.224 ngàn đồng, tỷ lệ là 7,04%. Nguyên nhân do trong năm tình hình kinh doanh vừa ổn định, có

SaĐéc

nhiều thay đổi về nhân sự của đơn vị nên chưa hoàn thành kế hoạch. Sang năm 2007 lợi nhuận kế hoạch là 1.444.400 ngàn đồng nhưng thực tế chỉ đạt 1.039.577

ngàn đồng, giảm 404.823 ngàn đồng và chỉ đạt 71,97%, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp. Nguyên nhân lợi nhuận giảm do chi phí năm 2007 tăng cao với tốc độ 40,01% trong khi tốc độ tăng doanh thu chỉ 27,77%. Năm 2008 dù đơn vị có những giải pháp tối ưu tăng doanh thu đồng thời giảm những khoản chi có thể nhưng tình hình thực hiện cũng không khả quan, lợi nhuận thực hiện l à

1.327.403 ngàn đồng, kế hoạch đặt ra là 1.768.000, giảm 440.597 ngàn đồng chỉ đạt 75,08% so kế hoạch.

Qua tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của đơn vị, bên cạnh đơn vị cố gắng hoàn thành kế hoạch doanh thu thì vấn đề giảm chi phí để tăng lợi nhuận là rất cần thiết.

- Xây dựng phương án kinh doanh cụ thể, thay đổi kết cấu các dịch vụ hợp lý, có giá bán hợp lý và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh để cung ứng dịch vụ tốt theo nhu cầu khách hàng.

- Tăng doanh thu bằng cách sử dụng nhiều phương thức kinh doanh: bán trực tiếp hoặc thông qua môi giới..

- Đơn vị cần củng cố cơ sở vật chất, ổn định nhân lực, bổ sung nguồn vốn để phục vụ tốt hơn.

- Do đặc điểm kinh doanh, giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất vì thế cần giảm giá vốn: giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, đồng thời giảm chi phí trong quá trình mua hàng .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP "PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN SAĐÉC" (Trang 59 - 60)