Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân - Yên Hưng - Quảng Ninh (Trang 51 - 57)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

4.1.2.3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và hoàn thành vòng chu chuyển vốn. Kết quả tiêu thụ thể hiện tính hữu ích của sản phẩm hàng hoá được thị trường chấp nhận, doanh nghiệp thu hồi được toàn bộ chi phí liên quan đến chế tạo sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Đối với doanh nghiệp tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại, là quá trình thực hiện lợi nhuận, đó là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp. Kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp thể hiện ở bảng 8.

Bảng 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số lượng ( Kg ) Doanh thu ( 1000đ ) Số lượng ( Kg ) Doanh thu ( 1000đ ) Số lượng ( Kg ) Doanh thu ( 1000đ ) Tôm đông lạnh 205.875 16.617.847 401.476 46.676.526 276.860 33.269.502 Cá đông lạnh 22.357 297.229 6.430 113.589 5.684 152.720 Ghẹ đông lạnh 18.357 486.507 2.575 112.162 1.467 52.426 Thuỷ sản khác 11.338 225.979 1.576 16.985 207 2.419 Tổng số 257.927 17.627.562 412.057 46.919.262 284.218 33.477.067

Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty Qua bảng 8 cho thấy: Năm 2003 tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty là 257.927 kg sản phẩm các loại, doanh thu đạt 17.627.562 nghìn đồng. Năm 2004 là năm tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty đạt cao nhất 412.057 kg sản

phẩm các loại và đạt doanh thu là 46.919.262 nghìn đồng. Điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2004 sản lượng chế biến của công ty là nhiều nhất. So với năm 2004 tổng sản phẩm tiêu thụ của năm 2005 chỉ đạt 68,96%, cụ thể là đạt 284.182 kg sản phẩm các loại và doanh thu của công ty năm 2005 giảm 28,6%, cụ thể giảm 13.442.195 nghìn đồng.

Biểu đồ 3: Số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2003 - 2005)

4.1.2.3.2. Các kênh tiêu thụ của Công ty

Tuỳ theo mỗi doanh nghiệp mà chính sách tiêu thụ có thể khác nhau. Riêng đối với công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân đã áp dụng chính sách tiêu thụ rộng rãi bằng tất cả các kênh tiêu thụ, các địa điểm bán hàng với quy mô khác nhau nhằm đưa sản phẩm của mình đến với các thị trường có thể. Cho đến nay, công ty đã thiết lập được hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm gồm 3 loại thể hiện trên sơ đồ 3:

Công ty Ha

Ta co Người tiêu dùng Kênh I Kênh II Đại lý Bán buôn Bán lẻ Kênh III Xuất khẩu

Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân

Kênh I (chiếm 10%): Là kênh phân phối trực tiếp từ công ty đến người tiêu dùng thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng có bầy bán tất cả các chủng loại sản phẩm mà công ty sản xuất để giới thiệu khách hàng, thông qua đó khách hàng làm quen và được đáp ứng ngay tại chỗ với những khách hàng mua khối lượng ít. Và khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở kênh này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2003 tiêu thụ được 26.271,24 kg, năm 2004 tiêu thụ đạt 41.205,7 kg và năm 2005 là 38.397,85 kg. Nhưng về tỷ trọng thì tăng dần qua các năm. Năm 2003 là 10,36% và đạt 13,51% vào năm 2005.

Kênh III: Đây là kênh tiêu thụ chủ đạo của công ty. Phần lớn thành phẩm (75 – 80% số lượng thành phẩm) của công ty được xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc. Sản lượng tiêu thụ qua kênh này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ và có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2003 chiếm 75,94% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ, đến năm 2005 chiếm 77,08% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ.

Kênh II (chiếm 10 – 15%): Kênh này có 3 khâu trung gian, các đại lý ở các tỉnh xa hợp đồng trực tiếp với công ty một khối lượng lớn và sau đó bán cho người bán buôn. Sản phẩm từ các nhà buôn này được phân tán đến những người bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng. Sản lượng tiêu thụ qua kênh này có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2003 khối lượng sản phẩm được tiêu thụ là 35.335,99 kg chiếm 13,70% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ đến năm 2005 giảm xuống 26.744,91 kg chiếm 9,41% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ.

Tóm lại, lượng sản phẩm tiêu thụ ở kênh II giảm đi qua các năm và kênh III tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy công ty đã nhận được những hợp đồng xuất khẩu ổn định, cho thấy khả năng thâm nhập vào thị trường xuất khẩu mới là rất cao. Điều này cũng cho thấy: Sản phẩm của công ty có đủ tiêu

chuẩn để cạnh tranh với các sản phẩm thuỷ hải sản đông lạnh khác ở các công ty trong nước cũng như các công ty nước ngoài.

Bảng 9: Lượng sản phẩm tiêu thụ ở từng kênh qua các năm của Công ty

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Sản lượng (kg) Cơ cấu (%) Sản lượng (kg) Cơ cấu (%) Sản lượng (kg) Cơ cấu (%) Kênh I 26.721,24 10,36 41.205,7 10,00 38.397,85 13,51 Kênh II 35.335,99 13,70 44.831,80 10,88 26.744,91 9,41 Kênh III 195.869,7 7 75,94 326.019,50 79,12 219.075,2 4 77,08 Tổng số 257.927 100,00 412.057 100,00 284.218 100,00

Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty

Biểu đồ 4: Lượng sản phẩm tiêu thụ ở từng kênh qua các năm của Công ty

4.1.2.3.3. Phương thức bán hàng của Công ty

Nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cũng như đáp ứng được tối đa nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, cho mọi khách hàng thuộc mọi đối tượng với số lượng không hạn chế. Để mua được hàng thường xuyên, liên tục với khối lượng lớn, khách hàng phải ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với công ty. Nếu khách hàng là đơn vị, tổ chức cá nhân ngoài quốc doanh khi đến liên hệ ký kết hợp đồng cần có giấy phép kinh doanh, đơn xác nhận của địa phương và tài sản thế chấp sở hữu hợp pháp, còn với khách hàng thuộc sở hữu của Nhà nước chỉ cần có giấy giới thiệu và giấy phép kinh doanh.

Tiêu thụ hàng hoá của công ty được tiến hành theo hai phương thức:

* Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Theo phương thức này, khách hàng đến mua hàng như thế nào đều phải thanh toán tiền ngay, nếu khách hàng mua

số lượng nhiều thì được hưởng triết khấu (triết khấu thương mại) là 3% doanh thu.

* Phương thức giao bán đại lý: Khách hàng muốn làm đại lý cho công ty phải tiến hành làm thủ tục ký kết hợp đồng đại lý, khách hàng phải thế chấp trước khi nhận hàng như: đất đai, nhà cửa, tiền… tuy nhiên lượng tiền này không nhiều và không cố định, mà việc giao hàng đại lý chủ yếu dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau (tín chấp) và việc thanh toán của đại lý khác với tiêu thụ trực tiếp là được thanh toán chậm 20 ngày kể từ khi công ty giao hàng cho đại lý, hưởng hoa hồng là 2% doanh thu, khuyến mại bằng tiền hoặc hàng.

Việc theo dõi công tác tiêu thụ sản phẩm được phòng kế toán đảm nhận hàng ngày, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho kèm theo hoá đơn hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để vào thẻ kho.

Thẻ kho được mở cho từng mặt hàng khác nhau, hàng tháng phòng kế toán tập hợp số liệu đưa vào sổ kho trong đó có xác định cụ thể số lượng từng sản phẩm nhập – xuất – tồn từng tháng trong năm.

4.1.2.3.4. Các hình thức thanh toán của Công ty

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, công ty đã vận dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau: Thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc, chuyển khoản, ngân phiếu…

Trường hợp thanh toán ngay bằng tiền mặt thì kế toán lập chứng từ ban đầu làm phiếu thu tiền. Phiếu thu tiền còn gọi là chứng từ chứng minh cho việc thanh toán bằng ngân phiếu. Phiếu thu tiền được lập thành 3 liên: một liên giao cho khách hàng, một liên nộp cho phòng kế toán, một liên lưu.

Nếu khách hàng thanh toán băng séc (thường là séc chuyển khoản) thì số séc đó được phòng kế toán nộp vào tài khoản của công ty ở Ngân hàng công thương thành phố Hạ Long.

Ngoài trường hợp thanh toán ngay, công ty còn có hình thức thanh toán trả chậm, thời hạn trả từ 20 – 30 ngày. Nếu quá thời hạn thanh toán mà không có lý do chính đáng thì khách hàng sẽ phải thanh toán cả gốc lẫn lãi cho công ty theo lãi suất của Ngân hàng (thường chỉ có các khách hàng thuộc các đơn vị kinh tế Nhà nước và đã ký hợp đồng mua hàng với công ty thì mới được thanh toán chậm). Tổng số tiền mỗi khách hàng được trả chậm căn cứ vào số lượng mua tối đa đã được ghi rõ trong hợp đồng, nếu vượt quá số nợ trên công ty sẽ yêu cầu khách hàng thanh toán rồi mới tiếp tục giao hàng.

Hàng tháng, hàng quý phòng kế toán đối chiếu công nợ, gửi giấy báo đòi nợ đến khách hàng. Những quy định và phương pháp thực hiện trên vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ mua bán với công ty vừa đảm bảo an toàn cho tài sản, nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân - Yên Hưng - Quảng Ninh (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w