Theo hình thức huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu từ& Phát triển Bắc Hà Nội (Trang 37 - 42)

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động huy động vốn luôn được ngân hàng chú trọng và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm. Tình hình huy động vốn từ năm 2003-2005 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 2004/2004So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. Theo nguồn huy động 413 100 719 100 921 100 202 28,1

Từ dân cư 202 48,9 309 43,9 276 30 -33 10,6 Từ TCKT 211 51,1 410 57,1 645 70 235 57,3

2. Theo kỳ hạn 413 100 719 100 921 100 202 28,1

< 12 tháng 157 38 338 47 374 40,6 36 10,6 > 12 tháng 256 62 381 53 547 59,4 166 43,5

3. Theo loại tiền tệ 413 100 719 100 921 100 202 28,1

VND 306 74,1 590 82 712 77,3 122 20,7Ngoại tệ quy đổi 107 25,9 129 18 209 22,7 161 124,8 Ngoại tệ quy đổi 107 25,9 129 18 209 22,7 161 124,8

4. Theo hình thức huy động động 413 100 719 100 921 100 202 28,1 Tiết kiệm 74 17,9 189 26,3 230 25 41 21,2 Kỳ phiếu 70 17 54 7,5 23 2,5 -31 57,4 Trái phiếu 11 2,6 10 1,4 10 1,1 0 0 Chứng chỉ tiền gửi - - 28 3,8 14 1,5 -14 50 Tiền gửi thanh toán 202 48,9 150 20,8 189 20,5 39 26 Tiền gửi có kỳ hạn của

TCKT

56 13,6 288 40,2 455 49,4 167 58

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn

Qua bảng trên cho thấy:

+ Năm 2005 loại tiền gửi có kỳ hạn của TCKT đạt 455 tỷ đồng tăng 167 tỷ đồng so với năm 2004. Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động 49,4%, và là nguồn vốn có chi phí rẻ, mà ngân hàng cần khai thác nhiều hơn nữa.

+ Loại tiền gửi tiết kiệm năm 2005 đạt 230 tỷ, tăng 39 tỷ so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 25%. Nguồn vốn này tương đối ổn định và có lãi suất đầu vào hợp lý, rất thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng. Song tỷ trọng 25% là còn thấp, vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để làm tăng số dư của hình thức huy động này.

+ Loại tiền gửi thanh toán năm 2005 đạt 189 tỷ đồng, tăng 39 tỷ so với năm 2004 và chiếm 20,5%. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp và được dùng cho hoạt động thanh toán.

+ Kỳ phiếu đạt 23 tỷ đồng năm 2005 giảm 30 tỷ so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 2,5%. Nguồn vốn này cũng khá ổn định, tạo thuận lợi cho ngân hàng cho vay trung và dài hạn.

+ Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi năm 2005 chiếm tỷ lệ rất thấp 1,1%- 1,5%, mỗi năm chỉ đạt từ 10-20 tỷ đồng.

+ Ngoài ra ngân hàng còn huy động thêm nguồn ngoại tệ, quy đổi ra VND chiếm tỷ trọng không nhỏ. Năm 2005 đạt 209 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,7% tăng 161 tỷ đồng so với năm 2004.

+ Tiền gửi ngắn hạn tại chi nhánh luôn được giữ ở mức gần 40%.

Như vậy, nguồn vốn huy động của BIDV Bắc Hà Nội năm 2005 đã tăng trưởng khá cao. Có được điều đó là nhờ Chi nhánh đã huy động được lượng tiền gửi Bảo hiểm xã hội, tiền gửi thanh toán và tiền gửi từ các TCKT.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn nhất định, đặc biệt là tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng với sự nỗ lực cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong công tác tín dụng. Quy mô dư nợ của năm sau luôn tăng cao so với năm trước, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu vốn đầu tư vào phát triển kinh tế đất nước.

Tình hình dư nợ trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 2004/2004So sánh Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Dư nợ ngắn hạn 675 68 743 73 809 60,7 66 8,9 VND 465 46,8 580 57 647 48,5 67 11,6 Ngoại tệ quy đổi 209 21,2 163 16 162 12,2 -1 0,6

2. Trung dài hạn 317 32 275 27 524 39,3 249 90,5

VND 121 12,2 91 9 119 9 28 30,8Ngoại tệ quy đổi 197 19,8 184 18 406 30,3 222 120,6 Ngoại tệ quy đổi 197 19,8 184 18 406 30,3 222 120,6

3. Tổng dư nợ 992 100 1018 100 1333 100 315 30,9

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn

Dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2005 đạt 1.333 tỷ đồng, tăng 315 tỷ (tăng 30,9%) so với năm 2004. Trong đó, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, thường khoảng 70% tổng dư nợ (68%- năm 2003; 73% năm 2004; 60,7% năm 2005). Dư nợ trung dài hạn đến 31/12/2006 đạt 524 tỷ đồng (trong đó dư nợ VND đạt 119 tỷ, chiếm 9%), tăng 28 tỷ đồng (tăng 31%) so với năm 2003. Trong năm 2005, nhu cầu vay bằng ngoại tệ tăng cao chiếm 30,3% tổng dư nợ, tăng 222 tỷ so với năm 2004. Như vậy, hoạt động tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá nhưng chưa đạt đến sự mở rộng tín dụng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, Chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, củng cố công tác thẩm định, quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng và luôn tìm kiếm được những khách hàng hoạt động có hiệu quả. Công tác thu nợ cũng được Chi nhánh chú trọng và có hiệu quả tốt.

2.1.3.3. Một số hoạt động dịch vụ khác

Thu dịch vụ ròng năm 2005 đạt 6,6 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng (34,7%) sovới nam 2005. Thu dịch vụ ròng chiếm 23,4% lợi nhuận trước thuế, chủ yếu tập trung vào các hoạt động truyền thống như: Thanh toán quốc tế (46%), kinh doanh ngoại tệ (23%), bảo lãnh (17%), thanh toán trong nước (10%), dịch vụ khác (4%).

Hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh ngày càng phát huy hiệu quả, mở rộng cả về quy mô, chất lượng và doanh số hoạt động, tiến tới tăng dần tỷ trọng dịch vụ ròng trên lợi nhuận trước thuế.

2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn đầu tư trung dài hạn của các doanh nghiệp trên địa bàn Quận, trong những năm gần đây, hoạt động tài trợ theo dự án tại Chi nhánh Bắc Hà Nội ngày càng được mở rộng và phát triển. Song song với việc mở rộng tài trợ theo dự án, Chi nhánh luôn luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thẩm định DAĐT. Vì vậy, công tác thẩm định DAĐT tại Chi nhánh luôn được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ với những nội dung cụ thể.

2.2.1. Quy trình thẩm định DAĐT

Quy trình thẩm định DAĐT tại các Chi nhánh và Hội sở chính Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là tài liệu quy định hướng dẫn trình tự, nội dung thực hiện việc thẩm định DAĐT tại các Phòng thực hiện chức năng thẩm định dự án để phục vụ cho việc xem xét cho vay và là một nội dung quan trọng trong bươc thứ 2 của quy trình tín dụng trung, dài hạn: Thẩm định dự án đầu tư và khách hàng vay vốn.

Cụ thể, trình tự thực hiện thẩm định DAĐT tại Phòng Thẩm định của Chi nhánh được thực hiện như sau:

1- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.

2- Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định DAĐT và khách hàng

xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.

3- Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án, trình Trưởng phòng Thẩm định xem xét.

4- Trưởng phòng Thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.

5- Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phòng Thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng.

Để thấy rõ hơn về quy trình thẩm định dự án tại Chi nhánh ta có thể theo dõi qua sơ đồ sau: (trang bên)

Phòng Tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định

Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Nhận hồ sơ để thẩm định

Thẩm định Lập báo cáo

thẩm định Lưu hồ sơ/tài liệu Kiểm tra kiểm soát

Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định

Đạt Chưa đạt yêu cầu

Bổ sung, giải trình

Chưa rõ

Chưa đủ điều kiện thẩm định

2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT

Các nội dung chính mà Ngân hàng cần phải tiến hành phân tích, đánh giá khi thẩm định dự án bao gồm:

Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án

Tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khả năng tính toán phản ánh trung thực, chính xác, hiệu quả tài chính dự án.

Bước 2: Phân tích tìm dữ liệu

Khi đã xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án, cần phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu quả dự án. Các phương diện cần phân tích bao gồm:

- Phân tích thị trường: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí bán hàng. - Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp: giá các chi phí đầu vò

- Kỹ thuật, công nghệ: công suất, thời gian khấu hao, thời gian hoạt động của dự án, định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

- Tổ chức quản lý: nhu cầu nhân sự; chi phí nhân công, quản lý. - Kế hoạch thực hiện, ngân sách.

Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở

Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án.

Bảng thông số cơ sở: (trang bên)

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Diễn giải

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu từ& Phát triển Bắc Hà Nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w