Bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về xây dựng ngân hàng ngoại thương VN thành tập đoàn tài chính (Trang 33 - 36)

Qua ba mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng trình bày trên sẽ là những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng những tập đoàn tài chính từ các NHTM Việt Nam. Từ kinh nghiệm của các tập đoàn trên, có thể rút ra một số bài học như sau:

Thứ nhất, muốn có những tập đoàn tài chính –ngân hàng cần có một môi trường pháp lý phù hợp.

Thứ hai, phải lựa chọn một cấu trúc tổ chức tập đoàn tài chính – ngân hàng theo một trong ba cấu trúc: ngân hàng đa năng, công ty quan hệ mẹ -con và công ty nắm

vốn cho phù hợp với thực tế của đất nước và định hướng phát triển của từng ngân hàng.

Thứ ba, các ngân hàng, công ty bảo hiểm cần năng động tìm những hướng đi mới để đa dạng sản phẩm cũng như kênh phân phối của mình thông qua sự kết hợp với nhau.Có như vậy ngân hàng mới có thể đứng vững trước xu thế suy giảm của những dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Thứ tư, nên coi hợp nhất và sáp nhập là những hình thức tất yếu trong con đường hình thành những tập đoàn tài chính-ngân hàng.

Thứ năm, các tập đoàn tài chính – ngân hàng cần chú ý đến công tác quản lý rủi ro của tập đoàn, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến quản lý và hoạt động. Công tác quản lý các loại rủi ro đối với tập đoàn tài chính – ngân hàng cần được tiến hành một cách thận trọng, vì bản chất rủi ro của tập đoàn tài chính – ngân hàng đã thay đổi so với khi những thực thể tài chính còn tồn tại riêng rẽ.

Thứ sáu, khi đưa tập đoàn tài chính – ngân hàng vào hoạt động, cần phải hình thành những nguyên tắc quản lý mới cho phù hợp. Cần xây dựng giám sát mới với sự hình thành những cơ quan giám sát chặt chẽ, thường xuyên.

Thứ bảy, công nghệ thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng tập đoàn tài chính – ngân hàng, bên cạnh đó cần phải nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua một số lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính- ngân hàng, chúng ta phần nào đã hiểu rõ về mô hình, phương thức hoạt động, đặc điểm… của một tập đoàn tài chính- ngân hàng, và sự cần thiết phải hình thành các tập đoàn tài chính- ngân hàng đang cũng đang là vấn đề nóng bỏng ở nước ta hiện nay, nó góp phần hoàn thiện hệ thống tài chính- tiền tệ từ đó có những chính sách kinh tế phù hợp ở từng thời điểm

phát triển, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế nước nhà sánh vai với các quốc gia trên thế giới.

Việc đưa ra một số mô hình tập đoàn tài chính- ngân hàng tiêu biểu trên thế giới ở trên, giúp chúng ta hình dung được mô hình cơ bản thực tế của một tập đoàn tài chính- ngân hàng như thế nào, để chúng ta có cách tiếp cận phù hợp trong việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ở Việt Nam.

Điểm chung của 3 tập đoàn tài chính- ngân hàng trên là hình thành theo phương thức sáp nhập các công ty với nhau và từ đó hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty mẹ -công ty con. Các tập đoàn này đều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, dịch vụ về ngân hàng, đầu tư tài chính toàn cầu, tư vấn tài chính, bảo hiểm, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý khách sạn, kinh doanh bất động sản...và hầu hết đều có chi nhánh nước ngoài và văn phòng đại diện ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy các tập đoàn tài chính này đều có mục tiêu giống nhau là lợi nhuận và giành được thị phần lớn ở các quốc gia trên thế giới.Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh khác nhau, mà các tập đoàn tài chính - ngân hàng trên có cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và phạm vi hoạt động khác nhau, phụ thuộc vào tổng giá trị tài sản và tiềm lực của từng tập đoàn.

Nhưng nhìn chung việc hình thành các tập đoàn tài chính –ngân hàng đã hình thành nên mạng lưới liên thông tài chính- tiền tệ giữa các nền kinh tế toàn cầu, đem lại sự thuận lợi trong hoạt động giao thương, đầu tư giữa các quốc gia với nhau, giúp chính phủ các nước dự báo được xu hướng biến động tài chính ở các thị trường, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, hạn chế được rủi ro để bình ổn thị trường tài chính-tiền tệ ở nước mình, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà nói riêng và của các quốc gia trên thế giới nói chung.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

(VIETCOMBANK) SAU CỔ PHẦN HÓA

2.1/ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNTVN SAU CỔ PHẦN HÓA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về xây dựng ngân hàng ngoại thương VN thành tập đoàn tài chính (Trang 33 - 36)