Nâng cao năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn thực trạng và các giải pháp cải thiện (Trang 61 - 62)

SCB cần xây dựng cho mình một chiến lược công nghệ dài hạn trên cơ sở

chiến lược kinh doanh nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công nghệ mang lại. Một chiến lược công nghệ dài hạn là công cụ thiết yếu để ngân hàng thống nhất quản lý những nỗ lực cải tiến công nghệ của mình nhằm tránh sựđầu tư manh mún, tùy tiện gây lãng phí.

Các quyết định về đầu tư và hiện đại hóa công nghệ thông tin không chỉđòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn mà còn đòi hởi một sự đầu tư lớn về chất xám nhằm đảm bảo công nghệđược lựa chọn là phù hợp và có khả năng nâng cấp, phát triển để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin. Hiện tại, SCB đang chuẩn bị đầu tư để nhận chuyển giao Core Banking T24 của hãng Temanos-Thụy sỹ. Đây là phần mềm lõi ngân hàng tiên tiến mà một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã triển khai thành công và đang áp dụng có hiệu quả. Để

tránh tình trạng trên, SCB cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công nghệ và nghiệp vụ để có thể nhận chuyển giao thành công phần mềm này. Đội ngũ nhân sự

phụ trách công nghệ của SCB cũng cần được đào tạo sao cho theo kịp với những thay đổi về công nghệ trên thế giới trong lĩnh vực ngân hàng, có khả năng thẩm

định độc lập, đánh giá tính đúng đắn và độ tin cậy của các chuyên gia tư vấn. nếu không sẽ lệ thuộc rất nhiều vào chuyên gia tư vấn bên ngoài dẫn đến tình trạng đưa ra quyết định đầu tư sai lầm gây lãng phí lớn cho ngân hàng.

Trong quá trình đầu tư trang thiết bị và lắp đặt các phầm mềm SCB cần chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng. Rủi ro đạo đức không chỉ xuất phát từ

phí nhân viên ngân hàng mà còn có thể xảy ra từ phía những người ngoài ngân hàng. Khi nền kinh tế và công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì rủi ro đạo đức ngày càng tinh vi hơn, nếu không có những giải pháp an ninh mạng tốt thì rất dễ

dàng bị các tội phạm tin học xâm nhập và người thiệt hại đầu tiên là ngân hàng. Một khía cạnh khác của việc nâng cao năng lực công nghệ ngân hàng là việc nâng cao hiệu suất sử dụng và khai thác công nghệ. Hiệu suất khai thác công nghệ có thểđược nâng cao thông qua việc bố trí hợp lý trang thiết bị và sử dụng các phần mềm tiện ích phù hợp. SCB cần phải nâng cao kỹ năng sử dụng và vận hành các phần mềm tiện ích bởi vì đây là yếu tố quyết định hiệu suất sử dụng công nghệ. Việc xây dựng cuốn sổ tay hướng dẫn sử dụng và vận hành các sản phẩm phầm mềm tiện ích cũng là biện pháp góp phần nâng cao năng lực sử dụng của nhân viên. SCB cần chú trọng công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ

thông tin để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới đồng thời gia tăng tiện ích cho các sản phẩm hiện hữu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn thực trạng và các giải pháp cải thiện (Trang 61 - 62)