Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên (Trang 35 - 38)

5. Bố cục của luận văn:

1.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam

Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp, ĐTH ở Việt Nam đã trải qua mỗi giai đoạn ĐTH, bộ mặt đô thị Việt Nam lại có những biến đổi nhất định.

* Thời kỳ trƣớc năm 1954:

Nửa đầu thế kỉ XX, người Pháp đã mở đầu cho quá trình ĐTH Việt Nam thông qua việc thiết lập một mạng lưới đô thị - trung tâm hành chính thương mại và công nghiệp khai thác ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tuy vậy, tốc độ tăng dân số mới đạt 7,5%; năm 1936 là 7,9%; 20 năm sau - năm 1955 mới đạt 11% [3, 75].

* Thời kỳ năm 1955 - 1975

Những năm thập kỷ 60, miền Bắc Việt Nam đi vào quá trình CNH XHCN. CNH đã có tác động đến việc gia tăng quá trình ĐTH. Năm 1965, tỉ lệ ĐTH đạt tới 17,2%. Từ giữa những năm 1960 đến năm 1975, cuộc chiến xảy ra ác liệt, diễn biến hai quá trình “giải ĐTH” ở miền Bắc và “ĐTH cưỡng bức” ở miền Nam trong đó quá trình thứ hai chiếm ưu thế và làm tăng giá trị tỷ lệ ĐTH của cả nước lên đến 21,5% vào năm 1975 [3,154].

* Thời kỳ năm 1975 - 1989

Trong giai đoạn này quá trình ĐTH hầu như không có biến động, phản ánh nền kinh tế còn trì trệ.

* Thời kỳ từ năm 1989 đến nay

Dưới tác động của công cụ đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo định hướng thị trường thì cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp cũng như những khuôn mẫu của đời sống đô thị đã và đang diễn ra những biến đổi quan trọng.

Quá trình ĐTH đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những năm gần đây tình hình CNH đang diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ ĐTH ở Việt Nam đang diễn ra khá nhanh: 18,5% (năm 1989), 20,5% (1997), 23,65% (1999) và 25% (năm 2004) [3]. Về số lượng đô thị, năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã có 703 đô thị, trong đó: 2 đô thị có quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 đô thị quy mô dân số từ 25 vạn đến 3 triệu người, 74 đô thị có quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các đô thị còn lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người [3].

Tuy vậy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới. ĐTH cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:

- Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm [3].

- Dân số đô thị tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá tải, đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất rắn ...

- Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương.

- Vấn đề đói nghèo và thất nghiệp đang diễn ra ở các đô thị. Sự thiếu hiểu biết của người dân kéo theo sự mất an toàn xã hội.

Trước những thách thức trên, quá trình ĐTH đã đựơc Chính phủ quan tâm kịp thời. Ngày 23 tháng 1 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2020” trong quyết định số 10/1998/ QG-TTG, trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển các đồ thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng [2]:

Mức tăng trưởng dân số dự báo:

- Năm 2010, dân số đô thị là 30,4 triệu người; chiếm 33% dân số cả nước. - Năm 2020, dân số đô thị là 46 triệu người; chiếm 45% dân số cả nước.

Nhu cầu sử dụng đất đô thị:

- Năm 2020, diện tích đất đô thị là 460.000 ha, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước.

Tổ chức không gian hệ thống đô thị:

- Mạng lưới đồ thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm các thành phố trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh. Các đô thị trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... phải được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các siêu đô thị.

- Quy hoạch sử dụng đất đô thị đảm bảo các khu chức năng và cơ sở hạ tầng có quan hệ gắn bó.

- Hình thành bộ mặt kiến trúc hiện đại nhưng vẫn kế thừa, bảo vệ, tôn tạo và giữ gìn các di sản lịch sử văn hoá, phát triển nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

- Xây dựng và duy trì bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên địa bàn cả nước. - Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vào mục đích cải tạo đô thị.

- Có biện pháp xử lý, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng công nghệ thích hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)