Mặc dù hiện nay, NHCT – CN TP.HCM là chi nhánh duy nhất trong hệ thống NHCT có Phòng Thẩm định với chức năng chính là thẩm định các khách hàng mới và các DAĐT của khách hàng. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ, việc thẩm định cho vay không chỉ dựa trên số liệu quá khứ và hiện tại mà nó còn phải dựa vào việc nghiên cứu, phân tích và dự báo cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trong trong việc thẩm định và quyết định cho vay DAĐT vì không thể chỉ dựa vào số liệu quá khứ và hiện tại để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như tính hiệu quả của DAĐT mà còn phải dựa vào các dự báo về xu hướng phát triển trong tương lai để đánh giá, có như vậy mới có thể đánh giá chính xác được tính khả thi, hiệu quả của dự án, xác định đúng dòng tiền và khả năng trả nợ của dự án.
Nhưng không phải ai cũng có khả năng phân tích, dự báo mà để làm được điều này và đảm bảo cho kết quả dự báo mang tính chính xác cao, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu bài bản, chuyên sâu. Do đó, NHCT – CN TP.HCM cần nhanh chóng thành lập một bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của các ngành kinh tế nhất là trong giai đoạn NHNN và NHCT chưa xây dựng được một hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, định hướng tín dụng. Nhiệm vụ của bộ phận này là tiến hành nghiên cứu phân tích, đánh giá tình hình của các ngành kinh tế trong quá khứ, hiện tại kết hợp với các chính sách của Nhà nước để đưa ra dự báo làm định hướng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay DAĐT của Chi nhánh. Bên cạnh đó, căn cứ vào tỷ trọng đầu tư của NHCT – CN TP.HCM trong hiện tại để xây dựng chiến lược, đề ra định hướng đầu tư vào các ngành kinh tế (theo danh mục hoặc theo tỷ trọng) nhằm hạn chế, phân tán rủi ro tín dụng và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 3.2.1.7. Chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo từng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư
Trong nền kinh tế có rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực đầu tư khác nhau; mỗi ngành nghề, lĩnh vực đầu tư lại có những đặc điểm riêng, những thuận lợi, khó khăn, rào cản riêng do đó để hiểu và nắm bắt thật tường tận bất kỳ ngành nghề nào cũng đều đòi hỏi phải có một sự tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu, từ đó mới có thể
có được những nhận xét, đánh giá thật chính xác. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, tại NHCT – CN TP.HCM, cán bộ thẩm định vẫn thẩm định chung tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư mà chưa có sự phân công phụ trách một số ngành cụ thể. Điều này dẫn đến việc cán bộ thẩm định không thể nắm bắt đầy đủ các thông tin về ngành nghề thẩm định cũng như các nhận xét, đánh giá đưa ra chưa thật sự chính xác và phù hợp.
Do đó, để khắc phục được vấn đề này đồng thời nâng cao chất lượng công tác thẩm định, NHCT – CN TP.HCM nên bố trí, sắp xếp cán bộ thẩm định theo một số ngành nghề, lĩnh vực đầu tư như bất động sản, dệt may, da giày, chế biến lương thực – thực phẩm, dược phẩm, giáo dục – y tế, nhà hàng – khách sạn,… Việc bố trí như vậy sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể nghiên cứu, nắm bắt thông tin về ngành nghề, lĩnh vực mà họ thẩm định một cách đầy đủ, tường tận, từ đó có thể đưa ra các phân tích, đánh giá chính xác về tính khả thi, hiệu quả của DAĐT. 3.2.1.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay theo DAĐT Thanh tra kiểm soát là nghiệp vụ rất quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng, do đó khi ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng thì vai trò của công tác thanh tra kiểm soát cũng phải được nâng lên với mức tương ứng.
Công tác thanh tra, kiểm soát được đề cập ở đây không đơn thuần chỉ là kiểm tra khách hàng mà quan trọng là kiểm tra thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp nhất là khi nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập, do đó phòng ngừa rủi ro là một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong thời gian tới. Để thực hiện nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay DAĐT nói riêng, NHCT CN TP.HCM cần phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng như sau:
+ Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi
ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng;
+ Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu, theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức
và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng và các yếu tố liên quan đến rủi ro tín dụng;
+ Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng.