Đánh giá kết quả kinh doanh và điều chỉnh hoạt động tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình (Trang 51 - 55)

Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình đã hoạt động và trải qua nhiều biến cố thăng trầm để dần khẳng định mình trên thị trường trong và ngoài nước .Cùng với việc xậy dựng lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp, củng cố thêm cở sở vật chất nhằm phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Công ty đã và đang chú trọng đào tạo chiến lược con người nhằm tạo cho công ty một đội ngũ cán bộ kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. Từ đó đã giúp công ty hòa nhập với nền kinh tế năng động và nhiều khó khăn đang chờ đợi phía trước. Sự nỗ lực, đồng tâm nhất trí của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã và đang đưa công ty đi lên và ngày

càng phát triển. Công ty đã biết tập chung mọi nguồn lực cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, xác định đúng đắn từng giai đoạn phát triển của mình để từ đó có chiến lược phù hợp với từng giai đoạn, với việc ưu tiên mục tiêu phát triển nào trước, mục tiêu phát triển nào sau.

Có thể đánh giá một cách tổng quát các thành tựu mà công ty đang và đã đạt được trong thời gian qua như sau :

1. Thành tựu:

Trong những năm qua, nhờ việc thực hiện cải tiến kỹ thuật đúng lộ trình và hoàn thành dự án nhà máy đường mới với sự hỗ trợ của Tây Ban Nha đã nâng công suất nhà máy từ 200 tấn mía/ ngày lên 1250 tấn mía/ ngày( tăng 625%). Là sự đột phá về công nghệ, từ một công ty phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước đã trở nên tự chủ trong hoạt động tài chính.Công ty đã tăng được doanh thu và đóng góp ngân sách đầy đủ, cũng như tăng được phúc lợi cho người lao động. Việc bán hàng đẩy mạnh, ngoài thị trường trong tỉnh đã mở rộng ra nhiều thị trường hơn

-Hoạt động tiêu thụ ở công ty cổ phần mía đường Hòa Bình nhìn chung là khá tốt. Có được những khách hàng đáng tin cậy và luôn mua với những số lượng lớn: thường là trên một tấn một đơn hàng. Công ty chủ yếu tập trung vào những khách hàng truyền thống của mình đó là những đầu mối tiêu thụ hàng cho công ty, đa số họ là những nhà bán buôn chứ không có nhà sản xuất những loại sản phẩm khác cần đến đường như nước ngọt và bánh kẹo.

- Giá bán của công ty luôn theo giá thị trường, tùy ngày xuất tùy đơn hàng mà theo giá chứ không đặt giá cho sản phẩm của mình cho thấy doanh nghiệp có quy mô khá nhỏ nhưng lại không bị thiệt khi giá đường lên cao

- Kênh phân phối: Công ty chủ yếu sử dụng kênh phân phối hỗn hợp nhưng đa số tập trung giao hàng cho người bán buôn chứ không bán lẻ, tạo được mối quan hệ mật thiết với nhà bán buôn và hình ảnh của công ty tới khách hàng cũng được rõ nét hơn

-Công tác chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cũng tương đối tốt, công ty luôn chuẩn bị hàng hóa cho đơn hàng đúng theo yêu cầu mà bạn hàng đã đưa, hàng luôn giao đúng lúc và bao gói đầy đủ

-Công ty đa số sử dụng hình thức khuyến mại thưởng theo doanh số bán cho khách hàng để khuyến khích sức mua của họ.

- Các đại lý luôn hoạt động tốt và hoàn thành mục tiêu công ty đề ra

2. Nhược điểm

- Việc định giá theo thị trường làm cho doanh nghiệp thụ động trong công tác lên kế hoạch cho những kì tiếp theo và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trên thị trường.

-Tìm kiếm thị trường mới không được xem là hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Với vấn đề quen làm việc với những khách hàng truyền thống đã làm cho doanh nghiệp không muốn tìm thị trường mới cho mình. Qua bao nhiêu năm vẫn là bảy khách hàng chiến lược, một đại lý ở Vinh và thêm một đại lý ở Huế. Không chú trọng đến khách hàng tỉềm năng của công ty. Phòng thị trường của công ty mới chỉ làm nhiệm vụ của những người nghiên cứu đầu vào cho sản phẩm chứ không chú trọng đến đầu ra. Dự kiến của công ty là đến năm 2010 sẽ nâng công suất của nhà máy lên 2500 tấn mía một ngày, như thế lượng đường thành phẩm sẽ là rất lớn. Việc không mở rộng thị trường sẽ làm cho công ty không có lối thoát về đầu ra cho sản phẩm. Mặt khác công ty đa số bán đường

cho người bán buôn mà không trực tiếp liên hệ với những nhà sản xuất bánh kẹo, nước ngọt nên bị mất quyền lợi rất nhiều

- Công ty chỉ bán hàng với những khách có nhu cầu mua trên một nghìn tấn còn những khách hàng nhỏ lẻ với nhu cầu vài trăm kg không được đáp ứng. Công ty đã bỏ qua một phân đoạn thị trường tiềm năng và đem lại không ít lợi nhuận cho công ty. Điển hình là việc xuất hiện các nhãn hiệu đường khác nhau trong khu vực mà công ty hoạt động. Cho thấy việc bỏ lỡ và mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHÀN

MÍA ĐƯỜNG HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình (Trang 51 - 55)