Các chính sách nhằm khắc phục những bất cập trong phát triển

Một phần của tài liệu 458 Một số giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO (Trang 45 - 47)

xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Nhìn toàn cục, mặc dầu đã có nhiều chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, song có thể nói kinh tế Việt Nam trong những năm qua phát triển vẫn chưa thực sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của đa số các doanh nghiệp, các sản phẩm còn thấp. Giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế – xã hội trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ chưa xứng với tiềm năng và đầu tư thực tế cả ở cấp vĩ mô, lẫn vi mô. Chất lượng cuộc sống của người dân vẫn chậm được cải thiện, trong khi hệ thống giáo dục, y tế, vận tải hành khách công cộng thuộc khu vực kinh tế nhà nước ngày càng bị quá tải. Nhiều tiềm năng kinh tế chưa được khai thác đầy đủ hoặc sử dụng hiệu quả (cả trong khu vực kinh tế nhà nước, lẫn kinh tế tư nhân). Trong khi đó, nhiều nguy cơ kinh tế mới đang xuất hiện, tiềm ẩn trong quản lý kinh tế nhà nước, hệ thống luật pháp kinh tế... Nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh tế hoạt động còn rời rạc, thiếu chủ động trong đổi mới công nghệ và định hướng đầu tư dài hạn. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn trong nền kinh tế quốc dân. Chênh

lệch về trình độ phát triển và thu nhập chưa được thu hẹp giữa nông thôn và thành thị, giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và giữa trong nước với quốc tế...

Nhận thức ngày càng rõ hơn những yếu tố cản trở chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong năm 2004, Đảng và Nhà nước đã đưa nhiều biện pháp khắc phục. Trật tự, kỷ cương, xác định trách nhiệm trong quản lý kinh tế – xã hội của các Bộ, ngành, trong bộ máy chính quyền các cấp được củng cố. Nhiều vụ tham nhũng lớn cả ở cấp Bộ, cấp Tỉnh, Huyện tiếp tục được đưa ra xét xử. Quá trình cải thiện môi trường đầu tư và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước đang nhận được nhiều xung lực mới, đánh dấu sự chuyển động lớn trong nhận thức và quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong đó đặc biệt phải kể đến: chủ trương cổ phần hóa các Tổng công ty nhà nước và cho phép thuê giám đốc điều hành các công ty nhà nước (kể cả các Ngân hàng Thương mại nhà nước); cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát hành cổ phiếu; ban hành một loạt Luật mới về cạnh tranh, thương mại; ký hiệp định cải thiện đầu tư với Nhật và xúc tiến các hoạt động xây dựng Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo hộ và Khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế. Năm 2004 cũng ghi nhận những hoạt động tích cực mới của Việt Nam trong tổ chức ASEAN, trong đàm phán gia nhập WTO. Đến nay, Việt Nam đã trải qua 8 phiên họp với Ban công tác của WTO về gia nhập WTO. Phiên họp thứ 9 đang được triển khai để xem xét bản dự thảo báo cáo đầu tiên về các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Việt Nam đã hoàn tất đàm phán song phương với 7 đối tác là EU, Cuba, Chile, Argentina, Brazil, Singapore và Uruguay. Ban công tác WTO và nhiều thành viên WTO đều đánh giá cao và ủng hộ quyết tâm "vượt qua chính mình" của Việt Nam để sớm gia

nhập WTO vào cuối năm 2005, từ đó tạo bước tiến mới trong quá trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, củng cố và cải thiện vị thế trong cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu 458 Một số giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)