* Thống kê số lượng học sinh trong năm học 2005-2006
Bảng 2.9 : Số lượng học sinh phổ thông tại tỉnh Ninh Thuận
Stt Cấp học Số trường Số học sinh
1 Tiểu học 138 64,146
2 Trung học cơ sở 48 45,650 3 Phổ thông trung học 12 16,342
Tổng cộng 198 126,138
“Nguồn : Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2005”
Theo số liệu thống kê, số lượng học sinh tiểu học chiếm hơn 50.4%, trung học cơ sở chiếm 36.7% và phổ thông trung học chiếm 12.9% và tỉ lệ này so với những năm trước ít có sự thay đổi. Điều này cho thấy hầu như các học sinh tại địa phương đều được tạo điều kiện và khuyến khích tham gia học tập phát triển trình độ
văn hoá. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn là không đồng đều. Các học sinh tại khu vực thành thị có điều kiện sống tốt hơn, được học tại các trường học có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn và các giáo viên giỏi đều tập trung về khu vực thành thị. Các học sinh ở khu vực nông thôn, miền núi thì gặp nhiều khó khăn trong việc học tập cũng nhưđiều kiện sống, thậm chí có nhiều học sinh bỏ học vì không có tiền đóng học phí và phải bỏ học, đi làm phụ giúp gia đình
* Tình hình đào tạo tin học tại các trường học
Theo quy định của Bộ giáo dục đào tạo thì từ đầu năm 2006 đã triển khai giảng dạy tin học như một môn học trong giờ chính khoá tại các trường cấp 3. Hiện nay tại tỉnh Ninh Thuận chỉ có 02 trường có phòng máy tin học để thực hiện việc giảng dạy tin học. Đối với các trường khác thì giảng dạy tin học qua tranh ảnh do không có phòng máy tin học vì đang chờ đầu tư trang bị. Trong thời gian này, chương trình học tin học tại trường chỉ áp dụng cho các học sinh lớp 10 và nội dung chương trình học chủ yếu là Windows, giải thuật, thuật toán để hỗ trợ việc lập trình sau này.
Ngoài ra các học sinh có thể đăng ký học tin học trong các môn học nghề được qui định tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Hiện có 2 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tại hai huyện và 01 trung tâm tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (PR-TC). Mỗi trung tâm đều có 01 phòng máy thực hành với số lượng khoảng 20 máy vi tính. Hầu hết các máy vi tính này đều sử dụng công nghệ cũ, tốc
độ xử lý chậm. Nội dung chương trình học cũng đơn giản, bao gồm hệ điều hành DOS, Windows, NC, soạn thảo văn bản. Học sinh không đóng học phí hoặc nếu có thì chỉđóng một mức lệ phí rất thấp để mua thiết bị hỗ trợ cho việc học và thi. Vì số lượng máy vi tính tại các trung tâm dạy nghề ít nên số lượng học sinh
đăng ký học tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề cũng hạn chế do không đáp
ứng đủ nhu cầu học sinh đăng ký học. Trong năm 2006, tổng số học sinh được đào tạo tin học các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề là 105 người.
* Phân tích và đánh giá tình hình đào tạo tin học tại trường học
Tin học ngày càng không còn xa lạ và khiến cho mọi người đều muốn tiếp cận và sử dụng, nhất là lứa tuổi học sinh, muốn tìm hiểu, nghiên cứu và tìm cách tiếp cận sử dụng.
Nhìn chung, đào tạo tin học tại trường học chưa được chú trọng nhiều. Trang bị thiết bị phục vụ tin học tại các trường học cũng như tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề cũng còn thiếu về số lượng và chưa được nâng cao về chất lượng nên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tin học của học sinh ngày càng tăng. Nội dung chương trình đào tạo đơn giản, chất lượng đào tạo không cao, chỉ trang bị được các kiến thức căn bản cho học sinh về tin học, còn ở mức nâng cao hơn thì
chưa có. Do đó, các học sinh có điều kiện thì có xu hướng đăng ký học tin học tại các trung tâm đào tạo tin học.
Việc phát triển tin học đối với học sinh là do nhu cầu tự phát chứ nhà trường chưa có một định hướng đào tạo phát triển trong thời gian dài. Đào tạo tin học cho các học sinh tại trường học là một quá trình lâu dài, phải có sựđầu tư hiệu quả cả về
số lượng và chất lượng để các học sinh có điều kiện tiếp cận, bồi dưỡng và phát triển trình độ tin học bản thân. Từđó, các học sinh này lại đem những kiến thức học
được phục vụ cho sự phát triển xã hội.