- Đúc ly tâm nằm ngang: Khuôn quay theo phương nằm ngang Vật đúc là một ống hình trụ có chiều dày như nhau Nhưng đúc ly tâm nằm do phải dùng máng rót kim loại nên
4.5.2 Sửa chữa các khuyết tật của vật đúc:
Thường người ta tìm những biện pháp khắc phục các khuyết tật đúc như rỗ, nứt của sản phẩm chứ không để rỗ, nứt rồi tìm cách sửa chữa. Nếu đã lỡ bị rỗ, nứt, ngót... thì tùy yêu
cầu của sản phẩm, điều kiện làm việc, vết rỗ, nứt nhỏ... thép thì có thể hàn, gang bả matít, đắp keo... hoặc cứ để kệ nó như vậy cũng được
Các hãng automobile vẫn thường dùng thấm polymer cho các sản phẩn đúc thậm chí là chi tiết đòi hỏi yêu cầu cao như động cơ, hộp số, larăng nếu trong phạm vi cho phép. Tuỳ vào yêu cầu kỹ thuật và bài toán chi phí, hiệu quả, các hãng sx có thể đưa giải pháp thấm polymer như một quá trình bắt buộc của quá trình sản xuất đúc (tất cả các sp ngay sau khi đúc, sẽ được thấm rồi rồi đem kiểm tra lỗi) hoặc một khâu của quá trình sửa lỗi ( đúc xong → kiểm tra loại ra sản phẩm rỗ → thấm các chi tiết bị khuyết tật → kiểm tra lại..)
Các chi tiết đúc bị rỗ cũng thể dùng phương pháp thấm hóa học chemical impregnation (không sử dụng thiết bị chân không), bản chất là dùng hóa chất polymer một thành phần có khả năng tự thẩm thẫu xâu. Sản phẩm được biết đến nhất của phương pháp thấm hóa học là dichtol Diamant có khả năng thẩm thấu và làm kín các mao mạch đường kính từ 0,5mm tới gần bằng 0 (các khuyết tật đúc thường phải dùng thử khí hoặc chụp x-ray mới phát hiện được). Sau khi quét, phun lên bề mặt vùng bị rỗ, hoặc nhúng toàn bộ sản phẩm (nếu ko phát hiện được chính xác vùng bị rỗ) và để lưu hóa, vùng làm kín có thể chịu được áp suất từ 300-500bar và nhiệt độ (200-350)0C.
Đối với các chi tiết đúc bị nứt hoặc rỗ "to", người ta cũng có dùng một số loại keo trộn bột nền kim loại (nhôm, đồng, gang thậm chí thép không gỉ...) bả vào vùng khuyết tật. Sau khi lưu hóa "keo kim loại" có cơ tính tương tự kim loại gốc và có thể mang ra gia công mài, đánh bóng ...
Câu hỏi ôn tập chương 4:
1- Trình bày thực chất, đặc điểm của phương pháp đúc kim loại? 2- Các loại vật liệu dùng để đúc khuôn cát?
3- Các loại vật liệu làm mẫu và hộp lõi dùng để đúc khuôn cát? 4- Thế nào là hệ thống rốt, đậu hơi, đậu ngót trong đúc kim loại? 5- Đặc điểm của phương pháp Đúc trong khuôn kim loại
6- Đặc điểm, nguyên lý chung của phương pháp đúc áp lực. 7- Thực chất và đặc điểm của phương pháp đúc ly tâm?
8- Thực chất và ưu điểm của phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy. 9- Đặc điểm của phương pháp đúc liên tục?
10- Các phương pháp kiểm tra và sửa chữa vật đúc?
CHƯƠNG V: