B. NỘI DUNG
3.1.1.2.2 Thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt, có sự quản lý của nhà nƣớc
Tính linh hoạt của tỷ giá sẽ giúp kiềm chế lạm phát, đồng thời làm giảm nhu cầu dung hoà vốn. Một tỷ giá linh hoạt cũng có thể hạn chế những tác động gây sụp đổ do sự đảo chiều luồng vốn gây ra bằng cách khuyến khích các chủ thể kinh tế dự phòng rủi ro tỷ giá tốt hơn và cho phép tỷ giá đóng vai trò nhƣ là một yếu tố hấp thụ sốc.
Thực tiễn thế giới cho thấy chế độ tỷ giá cố định cứng nhắc, kéo dài theo hƣớng định giá quá cao đồng bản tệ là không phù hợp, không có lợi cho quốc gia chủ nhà trong bối cảnh có sự gia tăng dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (mặc dù điều này không hoàn toàn đúng đối với dòng FDI). Do dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài là rất linh hoạt, mang tính động cao, chủ yếu là có tính ngắn hạn, nên sự chuyển hoá sở hữu dòng vốn này giữa các nhà đầu tƣ diễn ra liên tục, rất nhanh và có thể đồng thời trên quy mô lớn, kéo theo nhu cầu chuyển đổi giữa nội tệ - ngoại tệ diễn ra với cƣờng độ và quy mô tƣơng tự, khiến làm tăng sức ép lên hệ thống tỷ giá ngoại tệ, nhất là trong điều kiện đồng nội tệ ngày càng có tính chuyển đổi cao. Kết quả là nếu thiếu tính linh hoạt thị trƣờng trong chính sách tỷ giá đồng bản tệ, và nếu nguồn cung ngoại tệ mỏng do quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia có hạn, thì sức ép cầu ngoại tệ, đƣợc cộng hƣởng với các thủ đoạn và năng lực khó lƣờng của giới đầu tƣ quốc tế, sẽ dễ gây ra các trận “sóng thần” bất ngờ làm đổ vỡ hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, nhƣ điều đã từng xảy ra ở Thái Lan và châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ những năm cuối thập kỷ trƣớc.
Nhƣ vậy, duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ổn định, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia nhằm mở rộng nhu cầu và gia tăng khả năng cung ứng vốn trong nền kinh tế, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK phát triển ổn định và bền vững.