2- Cơ cấu nợ quá hạn theo tính chất 100,00 100,00 100,00 100,00 100,
TD THỂ NHÂN TD PHÁP NHÂN TD CHO CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
CHẾ TÀI CHÍNH
Cho vay phát hành thẻ
Cho vay cầm cố
Cho vay tiêu dùng
Cho vay khác
Cho vay các doanh nghiệp lớn
Cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cho vay hợp vốn
Cho vay khác
Cho vay ngắn hạn các TCTD
Cho trung và dài hạn các TCTD
Cho vay khác
Hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt động thuộc mọi lãnh vực của nền kinh tế do đó dù một cán bộ tín dụng có trình độ, kiến thức chuyên môn đến mức độ nào đi nữa cũng khó có khả năng luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Do đó các NHTM cần phải tổ chức lại phòng tín dụng theo từng bộ phận chuyên môn hóa theo nhóm đối tượng khách hàng, có kết hợp theo hướng sản phẩm, lãnh vực, ngành nghề… việc bố trí cán bộ theo từng bộ phận phải dựa trên trình độ chuyên môn, năng khiếu phù hợp với hướng đối tượng khách hàng và hướng sản phẩm, như vậy cán bộ tín dụng sẽ có điều kiện nâng cao kiến thức, trình độ được chuyên môn hóa sâu hơn từ đó hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được phân công. Bên cạnh đó các NHTM phải kiên quyết loại bỏ những cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp, bố trí làm công tác khác phù hợp đối với các cán bộ làm công tác tín dụng không đáp ứng được trình độ chuyên môn và kiến thức cần thiết.
Hiện nay tại các NHTM và các Chi nhánh thuộc hệ thống các NHTM trên địa bàn tỉnh An Giang chưa thành lập bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt để quản trị rủi ro, quản lý và xử lý các khoản vay có vấn đề, việc quản trị rủi ro hiện nay chưa có quy trình, quy chế cụ thể, chưa thực hiện công tác phân loại khách hàng, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, chưa thiết lập giới hạn tín dụng tổng thể đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng và lãnh vực có mối liên hệ với nhau để làm cơ sở xây dựng danh mục tín dụng…
Việc thành lập bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt đối với các NHTM hiện nay là cần thiết và phù hợp xu thế phát triển của hệ thống NHTM. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng hết sức đa dạng và phức tạp, bộ phận cán bộ tín dụng dù có giỏi chuyên môn đi chăng nữa thì việc vừa thực hiện cho vay vừa quản lý khoản vay sẽ khó quản trị được rủi ro của khoản vay. Bộ phận quản trị rủi ro có nhiệm vụ xây dựng và quản lý danh mục tín dụng, phân tích và dự báo các tác động của việc thay đổi cơ chế chính sách, các biến động về thị trường, ngành hàng, sản phẩm… từ đó làm cơ sở dự báo rủi ro của các khoản vay và quản lý danh mục tín dụng.
Đối với công tác thẩm định tín dụng, bộ phận quản trị rủi ro có nhiệm vụ tư vấn cho cán bộ tín dụng về tính pháp lý của các khoản vay, thực hiện tái thẩm định các khoản vay lớn và phức tạp, quản lý và xử lý các khoản vay có vấn đề, ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ quản trị rủi ro tác nghiệp của hoạt động tín dụng nhằm phòng tránh rủi ro đạo đức. Việc thành lập bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt phải phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của từng ngân hàng, những thành viên của bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt phải là những cán bộ có kinh nghiệm, kiến thức, có tinh thần trách nhiệm với công việc và phải thường xuyên trao dồi kiến thức về các lãnh vực có liên quan đến hoạt động tín dụng.
¾ Tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa các NHTM để thực hiện tốt công tác quản lý khoản vay.
Quá trình quản lý khoản vay là quá trình khó khăn và phức tạp, bắt đầu kể từ khi ngân hàng giải ngân cho đến khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Công tác quản lý khoản vay được thực hiện tốt khi cán bộ ngân hàng kiểm soát được quá trình luân chuyển của nguồn vốn tín dụng mà ngân hàng đã cho vay và đánh giá được mức độ rủi ro cũng như các yếu tố tiềm ẩn làm phát sinh rủi ro cho khoản vay. Quản lý tốt khoản vay giúp cho các NHTM lường trước được những rủi ro có thể xảy ra từ đó chủ động ngăn chặn, cũng như phát hiện kịp thời những rủi ro xảy ra đối với khoản vay mà có đối sách thích hợp để làm giảm thiểu thiệt hại.
Để kiểm soát được quá trình luân chuyển của nguồn vốn tín dụng, đánh giá được mức độ rủi ro, cũng như phát hiện kịp thời những rủi ro xảy ra với khoản vay thì cần phải có sự phối kết giữa các NHTM trong việc trao đổi các thông tin về khách hàng vay, thông tin về quá trình luân chuyển của vốn vay, hỗ trợ nhau trong công tác quản trị rủi ro của khoản vay, đối với các khoản vay lớn để kinh doanh lương thực, thủy sản xuất khẩu các NHTM cần phối hợi với nhau để quản lý khoản vay tránh tình trạng cho vay trùng lắp, hoặc cùng thực hiện cho vay đồng tài trợ đối với các khoản vay này.
Do giữa các NHTM có sự cạnh tranh trong hoạt động nên việc phối kết giữa để trao đổi thông tin về khách hàng vay khó thực hiện, nhưng đối với điều kiện kinh tế tỉnh An Giang nguồn vốn tín dụng các NHTM tập trung lớn vào một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lương thực và thủy sản nên sự phối kết giữa các NHTM là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho các NHTM quản lý tốt khoản vay, quản trị được những rủi ro tín dụng và là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển của các NHTM trên địa bàn tỉnh An Giang.