MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ NAM CẦN THƠ

Một phần của tài liệu 409 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ĐTXD khu đô thị Nam Cần Thơ (Trang 33 - 51)

XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ NAM CẦN THƠ

3.1/. Quan điểm, mục tiêu và chiến lược đầu tư xây dựng Khu đô thị Nam Cần Thơ.

Quá trình đô thị hoá nhanh ở nước ta và ở thành phố Cần Thơ liên quan đến nhiều yếu tố như tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, tiến bộ kỹ thuật, mức sống cao… Đồng thời cũng dẫn đến một sự gia tăng dân số và diện tích đô thị là những thách thức lớn, này sinh nhiều vấn đề kinh tế – xã hội, đặc biệt đối với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật: tắc nghẽn giao thông, khan hiếm nước sạch, thiếu điện, các vấn đề xử lý chất thải, tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó việc xây dựng đô thị ở Cần Thơ và hiện tại là Khu đô thị Nam Cần Thơ cần phải khai thác được những yếu tố tích cực và giải quyết được những vấn đề thuộc về mặt trái của đô thị nêu trên.

Ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan điểm về phát triển đô thị: Phát triển đô thị bền vững – đề cập đến đến việc phát triển đô thị một cách toàn diện và lâu dài; Phát triển đô thị lãnh mạnh – đề cập đến việc không ngừng tạo mới và cải thiện mội trường tự nhiên xã hội… Nhìn chung đó đều là những quan điểm đúng đắn cần được nghiên cứu và áp dụng cho đô thị ở Cần Thơ. Dù vậy, phát triển đô thi thi theo hướng nào theo quan điểm nào đi nữa thì việc phát triển Khu đô thị Nam Cần Thơ còn phải đạt được những nội dung như sau:

Phải đảm bảo được sự phát triển cân đối hợp lý giữa các yếu tố kinh tế, xã hội văn hoá, môi trường, lối sống. Phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo môi trường tự nhiên xã hội trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã hội. Chống xu hướng đô thị hoá chỉ vì yếu tố kinh tế, lợi nhuận mà quên đi giá trị văn hoá, đạo đức và di sản lịch sử văn hoá dân tộc.

Quá trình quy hoạch và xây dựng đô thị một mặt cần phải xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng của người dân, đồng thời phải huy động một cách tự giác sức người, sức của trong nhân dân. Mục tiêu của việc xây dựng đô thị là vì con người, là đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của công dân về lao động, nhà ở, sinh hoạt, học tập, đi lại, bảo đảm sự công bằng, tiến bộ xã hội và văn minh đô thị.

Xây dựng Khu đô thị Nam Cần Thơ phải bảo đảm hiệu quả kinh tế, hiệu quả về quản lý đô thị, hiệu quả về xoá đói giảm nghèo, công bằng về xã hội, bền vững về sinh thái.

Việc xây dựng và phát triển đô thị cần phải dựa vào những kinh nghiệm lịch sử và những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, xã hội, cảnh quan và con người ĐBSCL. Đồng thời phải học hỏi kinh nghiệm đô thị hoá của các nước tiên tiến để xây dựng đô thị Nam Cần Thơ hiện đại và phát triển.

Thành phố cần phải có chính sách quy hoạch tổng thể đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính đồng bộ của đô thị. Chỉ có kết hợp hài hoà hai yếu tố này thì Đô thị Nam Cần Thơ mới có thể phát triển và mọi người mới có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, góp phần xây dựng và quản lý đô thị của mình.

3.2/. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đầu tư xây dựng khu đô thị Nam Cần Thơ.

3.2.1/. Nhóm giải pháp hỗ trợ cho công tác giải phóng mặt bằng. 3.2.1.1/. Giải pháp hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề.

Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 01/01/2004 và tương lai gần sẽ là thành phố cấp I, là trung tâm kinh tế chính trị của cả ĐBSCL, nhưng với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 46,53% so với tỷ lệ 85% lao động phi nông nghiệp được quy định đối với thành phố loại I, thì đây là một trong những vấn đề đang cần phải giải quyết. Hơn nữa, dân cư tại khu quy hoạch đô thị mới Nam Cần Thơ phần lớn sống bằng nghề nông, nguồn sống của họ là vườn cây, ruộng lúa mà vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho dân cư trong khu quy hoạch này chưa được thực hiện tốt. Do đó, việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất của các nhà đầu tư chưa thể hoàn tất là điều có thể hiểu được.

Để hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tất yếu phải chuyển đổi ngành nghề cho người dân. Đối với việc đào tạo chuyển đổi ngành nghề tôi xin đề xuất một số hướng sau:

- Việc hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho số lao động trong độ tuổi lao động của các hộ dân cư trong khu quy hoạch được thực hiện bằng hình thức nhà đầu tư sẽ hỗ trợ một phần chi phí, thậm trí có thể miễn học nghề tại các cơ sở dạy nghề của thành phố như Trường dạy nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Bộ. Mức hỗ trợ sẽ do chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.

- Việc đào tạo nghề, trước mắt là đào tạo đội ngũ công nhân tham gia trực tiếp các công trình xây dựng đang được các chủ đầu tư triển khai tại khu đô thị

mới. Về lâu dài, sẽ đào tại một lực lượng công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu lao động là 84.000 người cho KCN Hưng Phú, sau khi KCN này hoàn thành.

- Về ngành nghề đào tạo, sẽ tập trung đào tạo lao động cho các ngành sẽ được ưu tiến phát triển và đang được mời gọi đầu tư tại KCN Hưng Phú như: công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp – chế biến lương thực, thực phẩm; Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy; Công nghiệp hoá chất; Công nghiệp năng lượng; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp dệt – may – da –giầy; Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử.

- Theo quy hoạch khu đô thị Nam Cần Thơ thì sẽ xây dựng Trường dạy nghề gần khu công nghiệp Hưng Phú để đào tạo công nhân cho KCN này. Theo tôi thành phố nên xúc tiến nhanh việc xây dựng ngôi trường này, để thu hút ngay con em của những người dân trong khu quy hoạch đã bị thu hồi đất, đang không có việc làm. Việc hình thành và hoạt động sớm của trường dạy nghề sẽ vừa cung ứng lao động kịp thời khi mà KCN Hưng Phú cũng sắp hoàn thành, đồng thời ngăn chặn ngay những tiêu cực xã hội có phát sinh do người dân không còn đất nông nghiệp để sản xuất, nhưng lại có tiền (nhận được do đền bù).

3.2.2.2/. Giải pháp phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Nhìn lại công tác bồi hoàn, giải phóng mặt bằng của một số dự án đầu tư trên địa bàn khu đô thị mới Nam Cần Thơ thời gian qua thì thấy đây là công tác rất khó khăn. Giá bồi hoàn phải nhân hệ số K, hoặc mức hộ trợ thêm… nhưng nhiều dự án vẫn chưa thể thu hồi hết được phần đất của dự án.

Thiết nghĩ, phần lớn dân cư trong khu quy hoạch đều là lao động nông nghiệp, nên thu nhập của họ là rất thấp. Chính sách đền bù, tái định cư của các nhà đầu tư thời gian qua có thể là rất hợp lý, ví dụ như tại khu đô thị Phú An do công ty 507 làm chủ đầu tư thì mỗi căn nhà tái định cư được Công ty xây dựng với kinh phí trên 200 triệu đồng (chưa tính tiền đất và hạ tầng) nhưng chỉ bán lại cho hộ tái định cư gốc (có hộ khẩu) với giá 100 triệu đồng hoặc bán cho hộ phụ (cùng hộ khẩu) là 150 triệu đồng. Nhưng tại sao vẫn còn những hộ không chịu giao đất để nhận nhà tái định cư?

Thực tế, có chuyện không ổn đối với những hộ đã bị thu hồi đất và nhận nhà tái định cư. Để có được 100 hay 150 triệu đồng mua nhà tài định cư những người dân này đã phải đi vay, đi mượn tiền và phải trả lãi vay hàng tháng. Trong khi đó công ăn việc làm không có do nguồn thu nhập chính của họ từ ruộng lúa và mảnh vuờn đã không còn, kết quả là khả năng tài chính của những hộ này bị mất cân đối, do đó chỉ một thời gian ngắn sau, phần lớn những hộ đã mua nhà tái định cư đều phải bán nhà, để đi tìm một mảnh đất khác ở nơi mà điều kiện và

môi trường sinh sống phù hợp với họ hơn. Nhưng vấn đề không đơn giản, với số tiền dôi ra sau khi bán nhà và trả nợ vay những người dân này khó mà tìm được một mảnh đất để tái lập lại điền kiện sống như lúc ban đầu. Đứng trước viễn cảnh đó, những người dân chưa bị thu hồi đất đương nhiên là không thể chấp nhận được, và thế là các nhà đầu tư khó mà thu hồi hết được phần đất được giao theo quy hoạch.

Một trong những động lực thúc đẩy các nhà đầu tư sớm hoàn thiện các dự án đầu tư để đưa vào khai thác là họ phải thấy được sự sôi động của thì trường nhà ở đô thị, dự án thực hiện xong phải có nhiều khách hàng mua… Tuy nhiên, thực tế thời gian qua thị trường nhà đất tại thành phố Cần Thơ đang có dấu hiệu đóng băng, tình trạng này diễn ra do thực tế trong thời gian qua những người có nhu cầu về nhà ở và có khả năng về tài chính thì họ đều đã mua được nhà hoặc đất để cất nhà. Còn một bộ phận rất lớn những người có nhu cầu thật sự về nhà ở nhưng khả năng về tài chính còn hạn chế, bằng chứng là trên địa bàn thành phố đang có nhiều dự án quy hoạch ĐTXD khu dân cư nhưng giá lại quá cao không có người mua, trong khi đó thì các loại nhà trọ lụp xụp, nhà cấp 3, cấp 4 lại mọc lên rất nhiều, các khu dân cư tự phát do tư nhân tự phân lô xẻ nền bán với thấp thì đều được mua và xây dựng kín hết.

Nếu tính theo mức lương, giá đất hiện nay là quá cao so với mức thu nhập của người dân, nhất là công viên chức, người lao động. Chẳng hạn, đới một gia đình hai vợ chồng là công nhân viên chức mỗi tháng tổng thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng, chi xài gói ghém lắm thì mỗi tháng mới có thể dư 1 triệu đồng, làm 10 năm mới có số tiền là 120 triệu đồng, thì thử hỏi làm sao mua được một miếng đất đến 200, 300 triệu đồng.

Chính vì lý do trên, để thúc đẩy việc đầu tư xây dựng Khu đô thị Nam Cần Thơ, cùng với những chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho người dân trong khu quy hoạch, đòi hỏi thành phố cần phải có những chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở cho những người có thu nhập thấp nói chung. Để thực hiện chính sách này, tôi xin đưa ra một vài đề xuất sau:

- Để giá đất xây dựng không quá cao cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng trước tiên, Nhà nước, lãnh đạo thành phố phải có kế hoạch bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, nưức sinh hoạt… sau đó giao cho các công ty không kinh doanh, hoặc những đơn vị do thành phố quản lý để xây dựng các khu dân cư, đồng htời phải đượ cbán rộng rãi trong dân, nhằm hạn chế tình trạng người có nhu cầu thì không mua được trong khi người không có nhu cầu lại có nhiều đất. Thực hiện như vậy, một mặt sẽ tạo ngân sách cho thành phố, đồng thời lại xây dựng được các công trình đúng quy hoạch, chất lượng đảm bảo, giá

thành hạ. Đây là biện pháp tháo gỡ khó khăn vì từ trước đến nay nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân lao động là do vốn ngân sách bỏ ra, còn các công ty Nhà nước ngại không làm vì khó thu hồi.

- Thành phố cần tập trung xây dựng các khu dân cư, khu nhà ở cho người có thu nhập thấp. Những khu dân cư này không cần đòi hỏi cao về kiến trúc, miễn sao có đầy đủ cơ sở hạ tầng, điện nước… và ưu tiên giải quyết cấp đất, cấp nhà miễn phí cho những người dân thuộc diện giải toả khi thành phố xây dựng các khu đô thị mới, hiện đại như khu đô thị Nam Cần Thơ. Phần kinh phí bồi hoàn của các nhà đầu tư khi thu hồi đất của dân sẽ được tập trung cho việc đào tạo ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm và hỗ trợ cho người dân ổn định cuộc sống mới. Vấn đề quan trọng ở đây là không chỉ giải quyết nơi ở cho người dân, mà còn phải tạo điều kiện đế người dân có một cuộc sống ổn định, mức sống cao hơn so với trước kia.

3.2.2/.Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính.

3.2.2.1/. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị.

Thời gian qua thành phố Cần Thơ đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới cơ chế, tạo ra môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư đã được thực hiện như miễn giảm thuế, giảm giá cho thuê đất, cho doanh nghiệp được chậm nộp tiền thuế đất và đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực, giảm nhiều thủ tục phiền hà và thời gian chờ đợt của doanh nghiệp.

Theo đề án cải cách thủ tục hành chính của thành phố Cần Thơ năm 2004, thì có 06 đơn vị chủ chốt được tiến hành đồng loạt là Văn phòng UBND thành phố, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế Hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, BQL các khu chế xuất - KCN thành phố Cần Thơ và các quận, huyện để thực hiện cải cách hành chính “một cửa”. Thực tế đã đạt được một số kết quả như sau:

Tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư công tác CCHC được tập trung ở khâu đăng ký kinh doanh. Theo đó, các thủ tục, giấy tờ có liên quan đến các ngành nghề đăng ký kinh doanh, thời gian thực hiện được niêm yết công khai tại các phòng, ban. Trước đây, việc lập thủ tục đăng ký kinh doanh phải mất từ 60 đến 90 ngày, phải qua 10 cửa, 10 cơ quan khác nhau, thì nay công việc này được trung tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư với thời gian thực hiện chỉ còn 10 ngày, có trường hợp chỉ

01 đến 02 ngày. Các thủ tục, thời gian thực hiện các nhóm dự án A, B, C đều được niêm yết công khai.

Tại Sở Tài Chính, những quy trình, thủ tục cấp cấp phát vốn cho các dự án, thẩm định đơn giá… cũng đã được niêm yết công khai. Bộ máy nhân sự cũng đã được rà soát, sắp xếp và bỏ bớt những khâu không cần thiết cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng đã được triển khai khá đồng bộ, mạng máy tính giữa các quận, huyện và Sở Tài chính đã được thiết lập. Nhờ vậy, việc trao đổi thông tin và xử lý thông tin được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng, cụ thể là thời gian hội họp đã giảm nhiều, 2- 3 tháng mới họp giao ban một lần, thời gian hoàn thành các bước thủ tục cũng đã được rút ngắn 1/3, chẳng hạn như thủ tục thẩm định giá bồi hoàn thiệt hại giải phóng mặt bằng đã rút ngăn từ 20 ngày xuống còn 10-15 ngày.

Tại Sở Xây dựng công tác CCHC cũng được thực hiện quan việc triển khai đề án sắp xếp bộ máy, chấn chỉnh phòng quản lý quy hoạch và phòng giám định kỹ thuật theo hướng tinh gọn, trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Hiện đã có phòng tiếp nhận tất cả các hồ sơ liên quan đến ngành, mọi thủ tục, quy trình, điều kiện,

Một phần của tài liệu 409 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ĐTXD khu đô thị Nam Cần Thơ (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)