20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Biểu đồ 2: So sánh số doanh nghiệp đăng ký hai giai đoạn: 1991-1999 và
2000-2005 (đơn vị %)
22%
78%
Giai đoạn
2000 - 2005 1991 - 1999 Giai đoạn
Về cơ cấu loại hình DN đã có thay đổi tích cực. Tỷ trọng DN tư nhân trong tổng số DN đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống còn 34%; trong khi đó, tỷ trọng công ty TNHH và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 66% (công ty cổ phần tăng từ 1,1% lên 10%). Đặc biệt, trong gần 4 năm qua đã có khoảng 7.000 công ty cổ phần đăng ký, gấp 10 lần so với giai đoạn 1991-1999. Thay đổi nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình DN; có xu hướng lựa chọn loại hình DN hiện đại, tạo cơ sở để DN có điều kiện ổn định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quá trình phát triển không hạn chế về quy mô và thời gian hoạt động với quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn.
Tính đến thời điểm tháng 10/2006 số DN khu vực KTTN đã tăng lên hơn 250.000 DN, tổng số vốn đăng ký kinh doanh lên 500.000 tỷ đồng. Trong tổng số DN được đăng ký kinh doanh theo Luật DN năm 1999, loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 55,4%, DN tư nhân chiếm 31,8%, công ty cổ phần chiếm 12,5%, các loại hình khác như công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên…. chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 0,3%. Hoạt động theo Luật hợp tác xã có 7.133 hợp tác xã, trong đó có 8.511 hợp tác xã nông nghiệp, còn lại là các loại hình hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề khác.
Với sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, phạm vi hoạt động rộng khắp ở tất cả các vùng, miền trong cả nước, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất chế biến, bán lẻ và dịch vụ, DN khu vực KTTN đã góp phần ngày càng lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước; hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc; đóng góp ngày càng nhiều vào tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp; tỷ trọng đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng gần 30% năm 2004 và hơn 30% năm 2005…..Về tác động xã hội, số DN và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập cùng với các DN
mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh trong các năm qua đã tạo thêm hơn 2 triệu chỗ việc làm mới, thu hút nhiều lao động địa phương, đồng thời tiếp nhận phần lớn số lao động dư thừa do sắp xếp lại DNNN hay cải cách hành chánh với thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động cũng tăng nhanh.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực KTTN cũng liên tục dẫn đầu trong thời gian dài.Trong quý 1 năm 2006, với giá trrị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 14,7% so với cùng kỳ thì khu vực KTTN tăng 20,4%, khu vực ĐTNN tăng 16,3% và khu vực KTNN tăng 6,9%. DN khu vực KTTN hiện nay chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy bìa, 30% công nghiệp may mặc. Về kim ngạch xuất khẩu, khu vực KTTN đã có những đóng góp tích cực vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thủy sản, hàng may mặc, đồ da, đồ gỗ…. Khu vực KTTN đã vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu hải sản (chiếm 39% tổng kim ngạch mặt hàng này) hạt điều (chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này).
2.2.4 Những thành tựu đạt được của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.2.4.1 Đóng góp vào tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bảng 1: GDP trong nước phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Ước 481.295 535.762 613.443 713.071 773.183 875.583 GDP cả nước 100% 100% 100% 100% 100% 100% 184.836 205.652 239.736 279.704 300.290 335.173 KTNN 38,4% 38,4% 39,1% 39,2% 38,8% 38,28% 230.247 256.413 284.963 325.211 351.846 402.856 KTTN 47,8% 47,9% 46,5% 45,6% 45,5% 46,01% 66.212 73.697 88.744 108.156 121.047 137.554 ĐTNN 13,8% 13,8% 14,5% 15,2% 15,7% 15,71%
Biểu số 3: TĂNG TRƯỞNG GDP CẢ NƯỚC 230247 256413 284963 325211 351846 402856 0