Cùng với việc thu thanh toán trong nước tăng thì thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế cũng tăng lên Năm 2003 và 2004, tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trên

Một phần của tài liệu 279 Giải pháp mở rộng tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tp. Cần thơ (Trang 37 - 38)

quốc tế cũng tăng lên. Năm 2003 và 2004, tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn đạt giá trị như sau:

Bảng 6: Tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn TP Cần Thơ

Đv: 1.000 USD Chỉ Tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tỷ lệ % 03/02 Tỷ lệ % 04/03 Kim ngạch XNK 313.490 406.849 551.979 130% 136%

Xuất khẩu hàng hoá 186.474 252.794 321.439 136% 127%

Nhập Khẩu hàng hoá 127.016 154.055 230.540 121% 150%

(Nguồn Cục Thống Kê TP Cần Thơ)

Qua bảng trên ta thấy, do kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, cụ thể: Năm 2003 tăng 30% so với năm 2002 và năm 2004 tăng 36% so với năm 2003, điều này cho thấy doanh số xuất nhập khẩu của các đơn vị xuất nhập khẩu trên địa bàn như: Cty TNHH Nam Hải, Cty Thuỷ Sản Xuất Khẩu CaTaCo, Cty PaTaYa…đang tăng lên, nên nguồn thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn sẽ tăng theo.

Nguồn thu có tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nguồn thu dịch vụ ngân hàng là thu từ kinh doanh ngoại tệ. Nguồn thu này đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, cụ thể: Năm 2003 tăng 4,4 tỷ so với năm 2002 và năm 2004 tăng 15 tỷ so với năm 2003. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất nhập khẩu của TP Cần Thơ không ngừng tăng trưởng, đồng thời địa bàn kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ còn có chi nhánh cấp II tại các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu với nhiều công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản lớn như: Công ty TNHH Kim Anh, Công ty Thuỷ Sản xuất nhập

khẩu Sóc Trăng, Công ty cổ phần SaoTa, Công ty CAFATEX, Công ty GENTRACO…các công ty này thường xuyên có kim ngạch xuất khẩu lớn, nguồn thu ngoại tệ dồi dào, đây chính là nguồn cung ngoại tệ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ, bên cạnh đó lượng kiều hối trên địa bàn trong 2 năm 2003 và 2004 cũng gia tăng (cụ thể: năm 2002 là 9,6 triệu USD; năm 2003 là 11,14 triệu USD; và năm 2004 là 13,6 triệu USD – nguồn số liệu Cục Thống Kê) dẫn đến lượng ngoại tệ được thu đổi và mua bán tại Ngân hàng Ngoại Thương và các NHTM khác trên địa bàn không ngừng tăng lên, hơn nữa tỷ giá bình quân trong năm 2004 là 15.773 VNĐ/USD tăng cao hơn so với năm 2003 là 15.503 VNĐ/USD, nên nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng tăng mạnh.

Về thu dịch vụ ngân quỹ và thu tham gia thị trường tiền tệ cũng đang có xu hướng tăng lên, do các NHTM đã mở rộng được một số dịch vụ mới như: Thu tiền tại chổ, môi giới chứng khoán, chi lương cho cán bộ nhân viên, thu kiểm đếm hộ...kết hợp với việc thu lãi tiền gửi các TCTD, thu lãi đầu tư trái phiếu kho bạc nên nguồn thu các dịch vụ này tăng lên.

2.3.2.3/ Những hạn chế của các dịch vụ Ngân hàng hiện nay:

Tuy nguồn thu dịch vụ của các NHTM trên địa bàn có xu hướng tăng lên, nhưng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của các NHTM còn rất thấp (chỉ chiếm từ 4,4% - 7,4% / tổng thu), trong khi đó tại các nước phát triển và một số nước đang phát triển tỷ lệ này của nhiều ngân hàng đạt 20% trở lên. Điều này cho thấy, dịch vụ của các NHTM trên địa bàn có tăng nhưng so với các ngân hàng nước ngoài thì vẫn còn rất nhiều hạn chế và lạc hậu, cụ thể:

Một phần của tài liệu 279 Giải pháp mở rộng tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tp. Cần thơ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)