- Lưu thông thuần tuý: Nghĩa là thời gian giữa các cuộc gọi là ngẫu nhiên.
3.2. Thiết kế mạng truyền dẫn số:
Một mạng truyền dẫn gồm có các nút và hệ thống truyền tải. Để đảm bảo an toàn về thiết bị và mạng lưới, chúng ta phải xét đến tổng đài và các kênh báo hiệu.
Về mặt thiết bị tổng đài mà nói thì bản thân mỗi thiết kế mạch đã có sẵn giải pháp an toàn cho thiết bị.
Ví dụ: CP (bộ xử lý trung tâm) và các RP (bộ xử lý vùng)...v.v. Đều có hai thành phần hoạt động song song với nhau, khi có lỗi xuất hiện trong thành phần đang hoạt động thì phần dự phòng và phần hoạt động sẽ tìm lỗi. Nếu vì lý do nào đó phần hoạt động dừng hẳn thì phần dự phòng sẽ hoạt động thay.
Sau đây ta xét phương pháp định kích thước cho các đường báo hiệu:
Thủ tục địng kích thước cho các LS như sau:
- Định nghĩa độ dài trung bình của MSU (Nm). Có thể đạt được nhờ trộn lẫn các dịch vụ và dãy báo hiệu.
- Chọn đồ thị dung lượng thích hợp theo Nm. - Chọn đường cong trên đồ thị theo EPM.
- Dùng yêu cầu GOS để đọc ra tải tối đa trên đường liên kết.
- Dùng số MUS chuyển trong 1 giây Ns để đọc ra trên đồ thị định kích thước số đường liên kết NL yêu cầu.
- Gấp đôi giá trị đọc ra vì lý do độ tin cậy. Giả thiết rằng chúng ta có hai kiểu cuộc gọi.
Các cuộc gọi trong nước (80%).
Dãy báo hiệu 1 (một hướng). IAM : 18 Octet.
SAM : 15 Octet. CLF : 12 Octet.
Các cuộc gọi ngoài nước (20%).
Dãy báo hiệu 2 (một hướng). IAM : 22 Octet.
SAM : 14 Octet. CLF : 12 Octet.
Độ dài trung bình tin tức dãy 1 là 15 Octet. Độ dài trung bình tin tức dãy 2 là 16 Octet.
NM = 0,8 ∗ 15 + 0,2 ∗ 16 = 15,2 Ω.
Bước tiếp theo là chọn đồ thị dung lượng thích hợp. Chỉ có đồ thị thích hợp cho NM = 15 (gần đúng). Tính toán dung lượng: báo hiệu kênh N7.
D900 - 10W : Tổng độ trễ tính theo ms.
CCS 7 a : Tải lưu thông trên một đường liên kết bằng. BI = 6.400 Các MSU không tính truyền ngược lại đo bằng. NM : 15 Erlang.
NF : 16 BFI : Cường độ bit lỗi trên một liên kết báo hiệu. TL : 30 BI : Cường độ bit.
NM : Số các Octet của một khối tin báo hiệu. NF : Số Ocete khối báo hiệu điền đầy.
TL : Vòng thời gian truyền báo hiệu bao gồm cả thời gian xử lý trong các đầu cuối báo hiệu theo ms.
EPM : Khả năng lỗi trong MSU = BFI ∗ NM ∗ 8
Trong đồ thị dung lượng có các đường cong cho các giá trị khác nhau của EPM. EPM có thể được tính theo công thức sau:
EPM = BFI ∗ NM∗ 8
Giả thiết rằng cường độ bit lỗi đã đo được là: BFI = 0,000015 Khi đó ta có:
EPM = 0,000015 ∗ 15,2 ∗ 8 = 0,001824
Như vậy trong đồ thị quan hệ giữa W, a, EPM, ta có thể đọc ra giá trị của a tức là tải lưu thông trên một đường liên kết tính theo một đường bằng Erlang, a xấp xỉ 0,3 Erlang.
Ta lại giả thiết rằng số các MSU chuyển trong một giây khi tải bình thường là NS = 300.
Bây giờ ta có thể đọc ra từ đồ thị định kích thước ( quan hệ giữa NL, NS, a) số đường liên kết theo yêu cầu là NL = 2.
Vì lý do độ tin cậy mạng, ta phải dùng 2 bộ đường liên kết với mỗi bộ có hai đường kiên kết. Việc định kích thước cho các STP có thể thực hiện bằng nhiều cách đơn giản. Giá trị bình thường cho tải STP, trong STP kết hợp khoảng 5% dung lượng bộ xử lý có thể dùng cho lưu thông STP có nghĩa là 10% khi có lỗi trong cặp STP.
Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ cho việc định kích thước cho các đường báo hiệu, trong thực tế các số liệu để tính toán không phải là các giá trị xác định, vì vậy nhiệm vụ của người thiết kế là phải nhìn một cách tổng quát vào xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông trong từng vùng để tính toán một cách hợp lý, tránh được sự lãng phí khi thiết kế quá dư thừa cũng như việc thiết kế không đủ dung lượng dẫn tới tắc nghẽn trong mạng và mạng hoạt động một cách vô ích vẫn không nối được các thuê bao với nhau.