Triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu 286 Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 74 - 77)

IV/ Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế của các quỹ đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt nam

1.1/Triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tớ

1/ Định hướng, triển vọng phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tớ

1.1/Triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tớ

Sau khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tự do hoá thương mại và đầu tư tiếp tục là những ưu tiên trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam. Theo các chuyên gia dự báo xu hướng phát triển thị trường trong nước yếu tố

quan trọng nhất mang tính “đột phá” có thể tác động đến nền kinh tế và thị trường trong nước là việc Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Theo đó, các hàng rào bảo vệ phi thuế quan sẽ được dỡ bỏ dần, thuế suất thuế nhập khẩu được cắt giảm dần thông qua các cam kết mở cửa thị trường về thương mại hàng hoá – dịch vụ – đầu tư phải được tuân thủ để đảm bảo mở cửa thị trường một cách thực chất và công bằng.

Thêm vào đó, việc công khai và minh bạch hoá mọi chính sách, cơ chế quản lý và điều kiện để tạo ra thị trường cạnh tranh, giảm giá thành – các chi phí giao dịch cho Doanh nghiệp và công dân sẽ là điều kiện tiên quyết bảo đảm tính hiệu quả của tăng trưởng. Hơn nữa, việc Nhà nước thực hiện chủ trương chuyển mạnh cơ chế quản lý và

điều hành nền kinh tế theo hướng tạo ra sựđồng bộ các yếu tố của thị trường. Bảo đảm nguyên tắc thị trường phản ánh đúng – đủ và sát với thực tế của hàng hoá lẫn dịch vụ

sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng nhằm xoá bỏ mọi hình thức bao cấp về giá để thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá – dịch vụ. Với những cơ sở nêu trên dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

- Tăng trưởng GDP: Kinh tế Việt Nam trong năm những năm tiếp theo vẫn

được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt.

Về phía cầu, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tăng trưởng chi tiêu dùng và đầu tư cốđịnh. Môi trường và chính sách cho đầu tư vẫn tiếp tục thuận lợi. NHNN sẽ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, tốc độ

tăng trưởng tín dụng trong nước quá nhanh, đây là một phần trong chính sách kích cầu của Chính phủ. Một lý do khác, cầu trong nước tăng là do những thay đổi về tiền lương trong cả khu vực Nhà nước và tư nhân. Việc chính thức trở thành thành viên WTO sẽ

giúp thúc đẩy xuất khẩu, nhưng việc giảm hàng rào thuế quan có nghĩa là hàng hoá nhập khẩu có lợi trên thị trường trong nước. Vì thuếđóng góp của xuất khẩu vào tốc độ

tăng trưởng của cả nền kinh tế.

Về phía cung, các tổ chức quốc tếđều nhận định công nghiệp và dịch vụ sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Trong ngành công nghiệp, dệt may sẽ là khu vực phát triển mạnh nhất, đáng lưu ý là dệt may Việt Nam cần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình trong bối cảnh mới. Còn trong lĩnh vực dịch vụ – du lịch – tài chính sẽ là những ngành có nhiều đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.

- Thương mại: việc thực hiện các cam kết AFTA và WTO sẽ tạo ra cơ hội thúc

đẩy xuất khẩu. Việc giá dầu quốc tế được dự báo giảm, tác động đáng kể đến nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Việt Nam, nhưng lại giúp Việt Nam nhập khẩu được các mặt hàng xăng dầu với giá rẻ hơn. Tác động tiêu cực của thuế chống bán phá giá mà Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng với các sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ phần nào được bù đắp nhờ viêc phát triển các thị trường khi trở thành thành viên WTO, giúp Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường toàn cầu.

- Thu chi Ngân sách: thâm hụt Ngân sách có thể tăng nhẹ do tiêu dùng của Chính phủ tăng nhằm thực hiện chính sách kích cầu, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khu vực kinh tế chính thức sẽ giúp mở rộng nguồn thu thuế và giá dầu thô ở mức

cao sẽ giúp tăng thu Ngân sách. Mức thâm hụt Ngân sách chủ yếu sẽ dành cho việc thực hiện các cam kết của Chính phủ trong việc cải thiện phúc lợi xã hội.

- Tỷ giá hối đoái: NHNN tiếp tục quản lý chặt chẽ tỷ giá hối đoái, VND được dự

báo sẽ giảm giá so với USD do lạm phát ở mức cao và việc Chính phủ muốn duy trì khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. VND được dự báo cũng sẽ giảm giá so với JPY và EUR.

- Lạm phát: dự báo tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam sẽđạt trên 7% chủ

yếu là do chính sách kích cầu của Chính phủ. Thứ nhất, là do giá dầu và một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng mạnh nên sẽ tạo ra mặt bằng giá mới và Việt Nam cũng chịu tác động của tình hình này. Thứ hai, do kích sách kích cầu của Chính phủđã khiến cầu trong nước tăng mạnh tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.

- Một số rủi ro: triển vọng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam bị đe doạ

bởi nhiều rủi ro tiềm ẩn. Thứ nhất, kinh tế Mỹ và một số bạn hàng lớn của Việt Nam

được dự báo tăng trưởng chậm lại sẽ làm giảm sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Thứ

hai, sự thiếu linh hoạt của tỷ giá VND/USD sẽ dẫn đến việc khó khăn trong điều chỉnh

để đối phó với tình trạng căng thẳng và mất cân đối trong cán cân thanh toán toàn cầu. Thứ ba, lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO sẽ làm giảm thu NSNN

đồng thời ảnh hưởng đến cán cân thương mại Việt Nam. Cuối cùng, dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục là một mối hiểm hoạđe doạ nền kinh tế.

- Xu hướng chính sách: chính sách tiền tệ Việt Nam được duy trì theo hướng giữ ổn định lãi suất danh nghĩa. NHNN giới hạn tăng trưởng tín dụng vì lý do lạm phát và giữ cho áp lực tăng trưởng kinh tế nằm trong tầm kiểm soát. Các khoản cho vay trực tiếp từ các NHTM Nhà nước cho các dự án nằm ngoài dự toán Ngân sách có thể sẽ tác

động xấu đến tính ổn định của tình hình tài khoá. Trong khi đó, các điều khoản về cải cách Ngân hàng và chứng khoán sẽđược nới lỏng để phù hợp luật lệ của WTO và góp phần phát triển thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu 286 Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 74 - 77)