Tóm tắt những thành tích và điểm nổi bật trong hoạt động

Một phần của tài liệu 165 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh TP.HCM (Trang 29)

6. Nội dung nghiên cứu

2.1.1.2 Tóm tắt những thành tích và điểm nổi bật trong hoạt động

Trong nuớc:

Là NHTM nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất VN (hiện nay đạt khoảng 6.371 tỷ đồng, tỷ lệ vốn tự có/tài sản rủi ro đạt > 5%, thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế (8%)).

Là NHTM nhà nước có mạng lưới rộng khắp với 3.300 chi nhánh trãi rộng khắp các tỉnh thành, quận huyện từ Bắc chí Nam.

Là một trong số những ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất tại VN. Đến cuối năm 2007, NHNo&PTNT VN có quan hệ đại lý với 979 ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2005, NHNo&PTNT VN được nhận một số Danh hiệu và giải thưởng: Huân chương lao động hạng III, giải thưởng về “Việc làm cho Thanh niên” của Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cúp vàng “Thương hiệu và Nhãn hiệu mạnh năm 2005”.

Năm 2007, NHNo&PTNT VN được nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt Sau đây là một vài số liệu phản ánh hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN trong năm 2007:

Bảng 2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007

Stt Chỉ tiêu Số dư Tăng so với

năm 2006 (%)

1 Tổng nguồn vốn 295 ngàn tỷ đồng 31.6%

2 Tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn 282 ngàn tỷ đồng 36.2%

3 Doanh số kinh doanh ngoại tệ 25 tỷ USD 123%

4 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của NHNo&PTNT VN )

Trong năm 2007, NHNo&PTNT VN có tổng nguồn vốn đạt 295 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 71 tỷ đồng, tốc độ tăng 36.1% so với năm 2006. Tổng dư nợ cho vay đạt và đầu tư vốn đạt 282 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 74 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng 36.2% so với năm 2006, trong đó: dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242 ngàn tỷ đồng; các khoản đầu tư góp vốn đồng tài trợ, đầu tư vào các tổ chức tín dụng khác chiếm khoảng 5 ngàn tỷ đồng; đầu tư trái phiếu, tín phiếu Kho bạc và NHNN chiếm khoảng 35 ngàn tỷ đồng. Tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 25 tỷ USD, tăng 123% so với năm 2006 trong đó: doanh số mua vào chiếm khoảng 13 tỷ USD và doanh số bán ra đạt khoảng 12 tỷ USD. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 7.3 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2006, trong đó: doanh số thanh toán hàng xuất đạt 3.2 tỷ USD, chiếm khoảng 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; và doanh số thanh toán hàng nhập đạt 4.1 tỷ USD, chiếm khoảng 7.1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Quốc tế:

Là ngân hàng đầu tiên của VN tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng Thế Gíơi (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp. Đến cuối năm 2006 đã tiếp nhận và quản lý có hiệu quả 99 dự án với tổng số vốn 3.7 tỷ USD, số vốn qua NHNo&PTNT VN 2.7 tỷ USD, đã giải ngân 1.1 tỷ USD.

Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín Dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); nhiều lần đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và 1998 Hội nghị Tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRCA về

thủy sản tháng 4 năm 2003; Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT VN chủ trì Hội nghị Tài chính tín dụng Nông nghiệp toàn thế giới lần thứ I tháng 11 năm 2005 tại Ethiopia và Hội nghị Ban Điều Hành Hiệp Hội Tín Dụng Nông nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương EXOM 50 – APRACA tháng 12 năm 2005 tại Italia; khai trương văn phòng đại diện tại Phnômpênh – văn phòng đại diện đầu tiên ở nước ngoài của NHNo&PTNT VN.

Năm 2005 NHNo&PTNT VN đã nhận được một số danh hiệu quốc tế: Giải thưởng “Chứng chỉ xuất sắc trong Thanh toán toàn cầu và Quản lý vốn” của ngân hàng HSBC, Giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc” của Wachovia Bank, giải thưởng “Dự án tài chính vi mô tốt nhất khu vực Châu Á” của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA).

Trong năm 2007, NHNo&PTNT VN đã được UNDP xếp hạng đứng đầu trong Top 200 doanh nghiệp Việt Nam, nhận thêm Chứng nhận của Wachovia, N.Y về xử lý xuất sắc các điện thanh toán.

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 110/NH-QĐ/TTCB ngày 12/10/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam). Trụ sở đặt tại số 50 Bến Chương Dương phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát

triển nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18/5/1998 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có các phòng ban chỉ đạo và hoạt động nghiệp vụ tại hội sở.

Sau khi có Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 23/5/1990 và Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thành lập Ngân hàng Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 chuyển các chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam thành các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, thành phố. Lúc này tên chi nhánh là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến đầu năm 1995 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thí điểm mô hình Ngân hàng Nông nghiệp 2 cấp tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra Quyết định số 36/NHNo-QĐ ngày 15/05/1995 về việc chuyển Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh trực thuộc được thành lập theo Quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc Văn phòng Đại diện Khu vực Miền Nam. Thực hiện Quyết định số 36/NHNo-QĐ ngày 15/05/1995 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp 50 Bến Chương Dương ra đời và tiếp tục kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, thanh toán quốc tế, kinh doanh vành bạc và các dịch vụ khác.

Ngày 02/06/1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 thành lập các đơn vị thành viên hạch toán

phụ thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp 50 Bến Chương Dương được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 50 Bến Chương Dương trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo &PTNT Việt Nam).

Do tên gọi Chi nhánh NHNo Thành phố Hồ Chí Minh trước đây rất quen thuộc với khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy để thuận tiện hơn trong việc xây dựng thương hiệu, Chi nhánh đã kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam và ngày 19/08/2003 căn cứ Quyết định số 242/QĐ/HĐQT- TCCB của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT chi nhánh 50 Bến Chương Dương được đổi tên thành NHNo&PTNT Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở đặt tại số 2A Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình quận I thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Chi nhánh có 7 Phòng giao dịch.

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của NHNo&PTNT Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, các kết quả kinh doanh mà ngân hàng đạt được trong năm 2007 như sau:

- Tổng nguồn vốn huy động đạt 8 ngàn tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 1.7 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng 26.9%.

- Tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 5.2 ngàn tỷ đồng, tăng so với năm 2006 khoảng 1.6 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng 44%. Trong đó dư nợ nội tệ là 4.5 ngàn tỷ đồng, dư nợ ngoại tệ quy đổi là 700 tỷ đồng. Nợ xấu chiếm 0.88% trên tổng dư nợ. - Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 377 triệu USD, tăng khoảng 13% so với năm 2006, trong đó: doanh số mua ngoại tệ đạt 188 triệu USD, và doanh số bán ngoại tệ đạt 189 triệu USD.

- Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 241.8 triệu USD, tăng 2% so với năm 2006, trong đó: doanh số thanh toán hàng xuất đạt 101.3 triệu USD và doanh số thanh toán hàng nhập đạt 140.3 triệu USD.

- Doanh thu từ các loại dịch vụ: dịch vụ thanh toán đạt 12 tỷ đồng, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt khoảng 2 tỷ đồng, dịch vụ ngân quỹ đạt 752 triệu đồng, dịch vụ bảo lãnh đạt 1.4 tỷ đồng, dịch vụ cầm đồ đạt 3.4 tỷ đồng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union đạt 167 tỷ đồng, và các dịch vụ khác (dịch vụ thẻ, dịch vụ kinh doanh và chuyển đổi vàng bạc,...) đạt khoảng 3 tỷ đồng.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH TP.HCM

2.2.1 Tình hình thực hiện hoạt động thanh toán XNK của NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM trong giai đoạn 2003 -2007 Chi nhánh TP.HCM trong giai đoạn 2003 -2007

Vì vị trí kinh doanh nằm ở trung tâm TP.HCM nên hoạt động thanh toán XNK tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM không tránh khỏi sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM trong và ngoài hệ thống trên địa bàn TP.HCM. Vì thế, mặc dù trong thời gian qua, nhìn chung doanh số hoạt động thanh toán XNK tăng đều qua các năm nhưng so với một NHTM khác trên địa bàn TP.HCM thì còn rất nhiều hạn chế. Sau đây là các số liệu doanh số thanh toán quốc tế xuất và nhập của Chi nhánh từ 2003-2007:

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu

Đơn vị quy đổi: triệu USD

Doanh số 2003 2004 2005 2006 2007 L/C xuất 4.8 6.9 7.2 6.3 15.4 D/P, D/A, T/T xuất 23.8 43.5 40.2 70.4 85.9 Tổng xuất 28.6 50.4 47.4 73.4 101.3 L/C nhập 59 84.8 77.5 85.6 86 D/P, D/A, T/T nhập 18 29.1 121.5 41.2 54.5 Tổng nhập 77 113.9 199 126.8 140.5 Tổng xuất-nhập 105.6 164.3 246.4 200.2 241.8

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM)

Nhìn chung doanh số thanh toán hàng nhập tăng đều qua các năm 2004, 2005 nhưng đến năm 2006 và 2007 doanh số thanh toán nhập khẩu giảm so với năm 2005 chủ yếu là do doanh số thanh toán D/P, D/A, T/T nhập giảm. Doanh số thanh toán hàng xuất tăng đều qua các năm nhưng hầu như doanh số xuất thấp hơn nhiều so với doanh số nhập, riêng năm 2005 doanh số thanh toán xuất giảm nhẹ so với năm 2004 là do doanh số toán D/P, D/A, T/T xuất giảm.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng thanh toán xuất nhập khẩu qua các năm

Doanh số 2004 2005 2006 2007

L/C xuất 43.75% 4.34% -12.5% 144.44%

D/P, D/A, T/T xuất 82.77% -7.58% 75.12% 22%

L/C nhập 43.72% -8.6% 10.45% 0.47%

D/P, D/A, T/T nhập 61.67% 317.52% -66% 32.28%

Tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số thanh toán hàng nhập và hàng xuất tăng đều qua các năm, chỉ có năm 2006 tổng doanh số thanh toán quốc tế xuất - nhập là giảm khoảng 46.2 triệu USD so với năm 2005, độ giảm này là do doanh số L/C xuất giảm 12.5% và doanh số D/P, D/A, T/T nhập giảm 66% so với năm 2006.

Năm 2005 mặc dù doanh số D/P, D/A, T/T xuất giảm 7.58% và doanh số L/C nhập giảm 8.6% so với năm 2004, nhưng đây là năm mà NHNo&PTNT Chi

nhánh TP.HCM có tổng doanh số thanh toán hàng xuất - nhập cao nhất khoảng 246.4 triệu USD do doanh số L/C xuất tăng 4.34% và doanh số D/P, D/A, T/T nhập tăng 317.52% so với năm 2004.

Riêng năm 2007, tổng doanh số xuất tăng rất cao gấp 144.44% so với năm 2006, rút ngắn khoảng cách so với tổng doanh số nhập trong năm, điều này khác hẳn so với các năm trước khi mà tổng doanh số nhập lúc nào cũng nhỏ hơn rất nhiều so với tổng doanh số nhập chứng tỏ NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM đã rất nỗ lực trong việc thu hút lượng hàng xuất thanh toán qua ngân hàng của mình, từ đó góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng, đảm bảo khả năng cung ứng ngoại tệ cho hàng nhập khẩu trong năm.

Bảng 2.4: Doanh số thanh toán hàng xuất và hàng nhập của một số NHTM trên địa bàn TP.HCM trong năm 2007

Đơn vị quy đổi: triệu USD

Stt Tên Ngân Hàng DS xuất DS nhập Tổng DS

1 SGD I- NHTMCP XNK Việt Nam 190.3 597.1 787.4

2 SGD II-NH Công Thương VN 540.2 430.5 970.7

3 CN NHĐTPT TP.HCM 610.4 970.3 1,580.7 4 NHSG Thương Tín CN Sài Gòn 130.1 406.6 536.7 5 NHTMCP NT CN TP.HCM 11,200 8,900 20,100 6 NHNo&PTNT CN TP.HCM 101.3 104.5 205.8 7 NHTMCP Kỹ Thương CN Chợ Lớn 32.6 16.67 49.27 8 NHTMCP Á Châu CN Chợ Lớn 33.6 120.4 154

(Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 tại các NHTM )

Bảng số liệu 2.4 cho ta thấy tổng doanh số thanh toán xnk của NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM trong năm 2007 cao hơn NHTM CP Kỹ Thương CN Chợ Lớn và NHTMCP Á Châu CN Chợ Lớn, nhưng so với các NHTM còn lại, doanh số thanh toán xnk của NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM nhỏ hơn rất nhiều, chỉ bằng 1.02% so với NHTMCP NT CN TP.HCM, và bằng 13.02% so với CN NHĐTPT TP.HCM. Điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán xnk tại

NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM chưa mạnh, còn nhiều hạn chế cần được khắc phục từ đó tìm giải pháp phát triển dịch vụ này trong tương lai.

2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu thanh toán qua NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM qua NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM

Về cơ cấu các mặt hàng thanh toán xuất-nhập khẩu của NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM trong những năm qua không có gì thay đổi. Các mặt hàng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự tăng giảm doanh số thanh toán xnk của ngân hàng. Vì thế sự biến động về tình hình kinh tế trong nước và thế giới, thị trường xuất nhập khẩu và tình hình giá cả của các mặt hàng chủ lực này không những làm ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn gây tác động không nhỏ đến hoạt động thanh toán xnk của Ngân hàng.

Bảng 2.5: Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu qua NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM từ 2005-2007

Đơn vị quy đổi: triệu USD

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Mặt hàng D.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng Nông sản 15.7 33% 25.7 35% 34.6 34% Thủy sản 12.5 26% 19.5 27% 27 26.5% Giày dép 10.8 23% 15.8 22% 22.8 22.5% Cao su 8.4 18% 12.4 16% 16.9 17% Tổng doanh số 47.4 100% 73.4 100% 101.3 100%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM)

Sản phẩm xuất khẩu qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn vẫn là hàng nông sản (hạt điều, gạo, cà phê) khoảng 33-35%, kế tiếp là hàng thủy sản chiếm khoảng 26-27%, giày dép khoảng 22-23% và cao su khoảng 16-18%.

Theo thông tin từ Bộ Thương Mại, tuy kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2008 tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2007, nhưng so với tốc độ trong hai tháng trước thì thấy xuất khẩu đã có dấu hiệu thụt lùi: kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt

6.1 tỷ USD, tháng 9 đạt 5.27 tỷ USD và tháng 10 chỉ đạt 5.1 tỷ USD, giảm 3.3% so với tháng 9. Theo dự báo, trong những tháng cuối năm 2008, xuất khẩu tiếp

Một phần của tài liệu 165 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh TP.HCM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)