Phân tích những tác động hội nhập đến năng lực cạnh tranh của SCB

Một phần của tài liệu 164 Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - thực trạng và các biện pháp cải thiện (Trang 45 - 47)

Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và đối với hoạt động SCB nói riêng, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngân hàng. Những lợi ích mang lại từ hội nhập là rất lớn, cho phép các tổ

chức tín dụng nói chung và bản thân SCB nói riêng có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên bên cạnh đó những thách thức từ hội nhập là không nhỏ, mà SCB bắt buộc phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Qua đó, khai thác và áp dụng hiệu quả hơn ưu thế của mình nhằm mở rộng thị phần trên thị trường tài chính trong nước. Trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân mỗi ngân hàng là vấn đề quan trọng, bởi thách thức lớn nhất của quá trình hội nhập quốc tếđối với lĩnh vực hoạt động ngân hàng là năng lực cạnh tranh còn thấp kém của SCB cần phải vượt qua.

Những tác động của hội nhập đối với các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng:

Khi hội nhập diễn ra những rào cản về pháp lý nhằm hạn chế các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài và liên doanh được gỡ bỏ. Trong đó các cam kết về thành lập và phát triển loại hình ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh với đối tác Việt Nam theo tỷ lệ vốn 30% - 49% sẽ được thực hiện theo đúng lộ trình cam kết.

Các ngân hàng nước ngoài, liên doanh sẽđược cung cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như các ngân hàng trong nước, trước mắt theo hiệp định thương mại Việt –Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ được phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ ngân hàng theo lộ trình 7 mốc. Lộ trình này chỉ rõ mức độ tham

gia các loại hình dịch vụ ngân hàng và hình thức pháp lý mà các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ được phép hoạt động tại Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu cắt giảm bảo hộ về kinh doanh dịch vụ ngân hàng đối với các NHTM trong nước.

Loại bỏ dần những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài, cho phép họ được tham gia với mức độ tăng dần vào mọi hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, trong số này có một số loại hình dịch vụ trùng với lĩnh vực hoạt động của các NHTM Việt Nam như: thanh toán quốc tế, đầu tư dự án, tài trợ thương mại. Ngoài ra là hàng loạt nghiệp vụ mới chưa được thực hiện tại Việt Nam mà các NHTM nước ngoài sẽ cung cấp như môi giới tiền tệ kinh doanh các sản phẩm phái sinh. Nhìn chung, trong cạnh tranh các NHTM nước ngoài có nhiều ưu thế về công nghệ và trình độ quản lý hơn hẳn các NHTM Việt Nam.

Sức ép cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam trong đó có SCB sẽ tăng lên cùng với việc nới lỏng các qui định về hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, nhất là những ràng buộc về việc nhận tiền gửi VND, phát hành thẻ tín dụng và các máy rút tiền tựđộng. Trong bối cảnh đó, thị phần của các NHTM Việt Nam sẽ bị thu hẹp dần, nhất là tại các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm, đòi hỏi phải chủđộng

đầu tưđổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, hiện đại hóa hệ thống thanh toán nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, tác động của hội nhập đến năng lực cạnh tranh và mức độ cạnh tranh sẽ tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực sau:

+ Thị trường tín dụng, kể cả bán sỉ và bán lẻ. Cạnh tranh về cho vay sẽ trở

nên gay gắt khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt Nam và môi trường pháp lý đảm bảo cho họ xử lý rủi ro để thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết. Trong đó, việc cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động tái cấp vốn, tái chiết khấu, swap, forward từ Ngân hàng Nhà nước (sau 3 năm kể từ ngày Hiệp

định có hiệu lực) sẽ giúp họ bù đắp một phần vốn huy động còn bị hạn chế bởi lộ

+ Giao dịch thanh toán và chuyển tiền. Đây là lĩnh vực có ưu thế của các ngân hàng nước ngoài cả về loại hình và chất lượng dịch vụ. Sau khi có uy tín các ngân hàng này sẽ thu hút một lượng đáng kể khách hàng Việt Nam.

+ Dịch vụ tư vấn, môi giới kinh doanh tiền tệ, phát triển doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động này cũng thu hút sự quan tâm của khách hàng Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ liên quan đến chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

Theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, giai đoạn I thực hiện các cam kết sẽ

kết thúc vào tháng 12/2004, tức là trước khi Việt Nam gia nhập WTO, giai đoạn này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó là cơ hội để Việt Nam đúc kết kinh nghiệm và rút ra bài học về hội nhập. Đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam do phần lớn công việc liên quan đến việc thực thi Hiệp định tập trung vào giai đoạn này. Sự cọ sát với các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng, nhất là trong việc nâng cao năng lực quản lý điều hành, thiết lập các qui định an toàn trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển đầy đủ và hiệu quả hơn.

Sức ép về mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam dưới mọi hình thức, nhất là ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng nước ngoài khi hội nhập diễn ra: Theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các ngân hàng Hoa Kỳ không bị hạn chế về hình thức hiện diện, bao gồm cả mua cổ phần của NHTM nhà nước và mở rộng không gian lắp đặt hệ thống ATM như NHTM Việt Nam; về địa giới hành chính, về số

lượng cho từng loại hình, nên các ngân hàng Hoa Kỳ có điều kiện tốt nhất trong quá trình thu hút nguồn vốn VND thông qua huy động tiết kiệm dân cư và vốn nhàn rỗi tạm thời của tổ chức phi kinh tế. Mở rộng hoạt động mới, nhất là dịch vụ thu phí như

thanh toán, chuyển tiền, tư vấn, môi giới, lưu ký, quản lý danh mục đầu tư của khách hàng.

Một phần của tài liệu 164 Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - thực trạng và các biện pháp cải thiện (Trang 45 - 47)